Lễ hội cầu an bản mường: Nét đặc sắc trong văn hóa vùng Tây Bắc
01/07/2025
Đăng bởi: Hà Thu
Lễ hội cầu an bản mường là sự kiện truyền thống của đồng bào dân tộc Thái và Mường. Tổ chức với mục đích tạ ơn thần linh che chở cho dân bản, cầu mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no.
Nhắc đến Tây Bắc, người ta thường nghĩ ngay tới sự huyền bí, hoang dã của núi rừng. Đây là nơi sinh sống chủ yếu của nhiều dân tộc thiểu số. Bởi thế mà những sự kiện văn hóa cộng đồng nơi đây luôn được du khách đón chờ. Hội cầu an cho dân bản được xem như sự kiện tiêu biểu thú vị.
Tổng quan lễ hội cầu an bản mường
Lễ hội cầu an bản Mường thường tổ chức cuối tháng Giêng đầu tháng 2 âm lịch mỗi năm. Sự kiện như phần không thể thiếu trong văn hóa các dân tộc Tây Bắc. Mang ý nghĩa quan trọng với đời sống vật chất tinh thần của bà con.
Hội cầu an là sự kiện lớn nhất năm của người Thái
Lúc này, mọi người tập trung cầu bình an, may mắn, công việc thuận lợi. Đây cũng là dịp để tưởng niệm công ơn đức độ của Bà Thiên Hậu, vị thần cai quản sông nước. Đồng thời xua đuổi ma quỷ cùng hạng người gian tà, xấu xa ra khỏi bản.
Ngoài ra, thời điểm này còn tạo cơ hội để cộng đồng các dân tộc gặp gỡ, giao lưu. Bày tỏ niềm kính trọng với thần linh tiên tổ.
Nghi thức cầu an bản mường được tổ chức như thế nào?
Lễ hội được tổ chức trong 2-3 ngày với nhiều nghi thức tâm linh và hoạt động vui chơi thú vị. Thường xảy ra tại khu đất rộng có nguồn nước sạch sẽ. Có nơi chọn đầu ruộng, miếu thờ thổ công của bản hay của gia đình diễn ra sự kiện.
Lễ hội cầu an bản mường có nhiều hoạt động văn nghệ
Phần nghi thức cúng lễ
Lễ vật cơ bản là hiến tế trâu. Tùy địa phương mà dùng 1, 2 con đực to hay cúng cả lợn, gà. Đa số bản Thái chọn cặp đen- trắng khoảng 10 tuổi trở lên. Dù người trực tiếp điều hành buổi lễ là mo mường nhưng các a nha lại chịu trách nhiệm chính với mọi hoạt động.
Để chuẩn bị cho phần lễ chính của lễ hội cầu an bản mường thầy mo cùng dân bản mang lễ vật đến bờ suối làm lễ cúng. Mời các vị thần, thổ công ma rừng, long vương về nhận lễ và tuyên bố lý do tổ chức sự kiện.
Nghi thức chính diễn ra vào buổi sáng hôm sau tại nhà văn hóa thôn. Đại diện các chi, họ cùng đội xòe nghi lễ trống, chiêng bày tỏ lòng tôn kính với thần linh. Mong ước mưa thuận gió hòa, cuộc sống bình an, mạnh khỏe, nông nghiệp đạt năng suất cao.
Hội cầu an gồm những hoạt động nào?
Mọi người đều có nghĩa vụ tham gia góp sức mình vào việc tổ chức sự kiện. Sau nghi thức tế thần du khách và dân bản cùng tham gia phần hội. Đây là hoạt động được mọi người đón chờ nhất. Bởi không khí sôi nổi hấp dẫn mà nó mang lại.
Hội cầu an gồm những hoạt động nào?
Những trò chơi, cuộc thi dân gian đầy sắc xuân thường thấy gồm kéo co, ném còn, thi đan lát... Ngoài ra, còn có múa xòe đoàn kết với 6 điệu xòe cổ đặc trưng của người Thái thu hút đông đảo đối tượng tham gia.
Tổng kết
Hội cầu an là sinh hoạt dân gian được bà con dân tộc vùng Tây Bắc rất coi trọng. Qua đây, tạo cơ hội cho mọi người giao lưu, gặp gỡ, bày tỏ sự tôn kính thần linh, tổ tiên. Đồng thời thể hiện khát vọng về cuộc sống hạnh phúc, ấm no cho dân bản.
Bài viết đã cho quý độc giả hiểu rõ hơn về lễ hội cầu an bản mường. Theo dõi web để nhận nhiều thông tin khác bạn nhé!
Theo Gotrangtri.vn
4.9/5 (21 votes)