Lễ hội Hết Chá Mộc Châu: Nét đặc trưng của vùng đất Tây Bắc

calendar 13/07/2025 user Đăng bởi: Hà Thu

Lễ hội Hết Chá Mộc Châu được người dân tộc Thái tổ chức để bày tỏ sự biết ơn đất trời, tổ tiên cùng thầy mo có công chữa bệnh cho mình, cầu mong quốc thái dân an, gia đình ấm no, hạnh phúc.

Dân tộc Thái từ lâu đã được biết đến với lối sống sinh hoạt nguyên sơ, văn hóa ẩm thực, loại hình văn nghệ dân gian, trang phục và lễ hội độc đáo. Tiêu biểu nhất phải kể đến là sự kiện Hết Chá Mộc Châu với những điều thú vị đặc sắc.

Giới thiệu về lễ hội Hết Chá Mộc Châu

Ngày hội được tổ chức mỗi dịp tháng 3 hàng năm tại xã Đông Sang huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La. Đây được ví như ngày hội văn hóa tâm linh, thể hiện tinh thần đoàn kết cộng đồng.

 

Lễ Hết Chá Mộc Châu thu hút nhiều đối tượng tham gia

Lễ Hết Chá Mộc Châu thu hút nhiều đối tượng tham gia


Bên cạnh đó, tạo cơ hội để bà con thể hiện tấm lòng tri ân tới tổ tiên, đấng sinh thành có công nuôi dưỡng. Ngoài ra, mọi người còn cầu chúc cho vạn vật sinh sôi, nảy nở, mùa màng bội thu, muôn dân có cuộc sống hạnh phúc, ấm no.

Sống chủ yếu nhờ vào thiên nhiên nên việc tìm kiếm thức ăn của người Thái chủ yếu đến từ hoạt động hái lượm, săn bắn trong rừng. Đến với ngày hội bạn có thể xem các nghệ nhân tái hiện những hoạt động săn thú, bắt cá, cho trâu đi cày.

Xen kẽ với đó là tiểu phẩm kịch câm dí dỏm ẩn chứa sự phê phán thói hư tật xấu. Hướng con người đến lối sống chân thật.

Hội Hết Chá Mộc Châu được tổ chức như thế nào?

Lễ hội Hết Chá Mộc Châu thể hiện nét đặc sắc của người dân tộc Thái vùng Tây Bắc Việt Nam. Hoạt động được người dân tổ chức trang trọng với nghi thức truyền thống độc đáo.

 

Lễ hội Hết Chá Mộc Châu được tổ chức hàng năm vào tháng ba

Lễ hội Hết Chá Mộc Châu được tổ chức hàng năm vào tháng ba


Phần tế lễ Hết Chá Mộc Châu

Là thời điểm các con nuôi bày tỏ lòng thành đến thầy mo đã có công chữa bệnh cho mình, thể hiện tính nhân văn, đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta. Tiếp đó sẽ tiến hành nghi thức cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng cây trái sinh sôi phát triển, nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Hoạt động vui chơi trong lễ hội Hết Chá Mộc Châu

Sau nghi lễ cúng tế và dâng hoa thì đa số dân làng mong chờ phần hội. Với các trò chơi dân gian vui nhộn đặc sắc như đi cà kheo, cầu kiều. Mọi người vừa vui chơi vừa truyền dạy kinh nghiệm khai khẩn đất hoang, cấy cày làm nông khơi dậy nền văn minh lúa nước đặc trưng.

Ngoài ra, còn có các tiết mục kịch câm hài hước khuyến khích làm việc thiện, phát huy cái đẹp trong cuộc sống, phê phán điều xấu xa. Những điệu múa xòe uyển chuyển của các cô gái trong bản hòa cùng tiếng trống chiêng rộn rã một góc trời.

Tổng kết

Sự kiện được đồng bào Thái rất coi trọng, cho thấy người dân vùng cao có nét văn hóa tín ngưỡng sinh hoạt tâm linh sâu sắc. Không chỉ thể hiện tư tưởng “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” mà còn mang đến vẻ đẹp đặc trưng cho vùng đất, con người nơi đây.

Họ luôn gìn giữ, phát huy giá trị truyền thống lâu đời để thế hệ con cháu cũng như bạn bè gần xa hiểu rõ hơn về phong tục tập quán của bộ tộc. Cùng tham gia vui chơi, trò chuyện kết thêm tình bằng hữu giao lưu, học hỏi lẫn nhau.

Mong rằng bài viết sẽ là trang tài liệu tham khảo hữu ích cho độc quý giả về lễ hội Hết Chá Mộc Châu của đồng bào Thái vùng Tây Bắc. Theo dõi web để nhận nhiều thông tin khác bạn nhé!

Theo Mia.vn

4.9/5 (21 votes)

11 07/25

Lễ hội cầu Ngư - Bản sắc văn hoá của cư dân vùng biển

Lễ hội cầu Ngư đã trở thành một nét văn hoá đặc sắc của người dân vùng biển. Ngày này không chỉ là một nghi lễ tôn giáo mà còn mang đậm dấu ấn lịch sử và văn hóa của cộng đồng ngư dân.

09 07/25

Tìm hiểu chi tiết về lễ hội Tháp Bà Ponagar nổi tiếng Nha Trang

Lễ hội Tháp Bà Ponagar diễn ra từ ngày 29 tháng 04 đến ngày 02/05 thu hút hàng chục ngàn khách hành hương về tham quan.

07 07/25

Lễ hội Lồng Tồng Tuyên Quang - Nét văn hoá độc đáo nơi đây

Lễ hội Lồng Tồng Tuyên Quang thể hiện nét văn hoá truyền thống đặc trưng của những người dân tộc Tày.

05 07/25

Lễ hội Hết Chá Mộc Châu: Nét đặc trưng của vùng đất Tây Bắc

Lễ hội Hết Chá Mộc Châu được người dân tộc Thái tổ chức để bày tỏ sự biết ơn đất trời, tổ tiên cùng thầy mo có công chữa bệnh cho mình, cầu mong quốc thái dân an, gia đình ấm no, hạnh phúc.

03 07/25

Lễ giỗ Quan lớn Trà Vong: Sự kiện truyền thống của người dân Tây Ninh

Lễ giỗ Quan lớn Trà Vong được người dân Tây Ninh tổ chức nhằm gửi lòng tri ân tới các anh hùng liệt sĩ có công xây dựng bảo vệ đất nước.

01 07/25

Lễ hội Bung Lổ: Sự kiện truyền thống của người Dao Họ

Lễ hội Bung Lổ được người Dao Họ tổ chức nhằm cúng tế các vị thần linh, tổ tiên. Cầu mưa thuận gió hòa, thóc đầy bồ, lợn gà đầy sân.

29 06/25

Lễ hội Kỳ Yên Bến Tre: Vẻ đẹp văn hóa từ thời khai quốc

Lễ hội Kỳ Yên Bến Tre là dịp để người dân bày tỏ lòng thành kính với Thành hoàng cầu mong cuộc sống bình an, may mắn, mùa màng bội thu.

27 06/25

Lễ hội Phài Lừa: Nét độc đáo văn hóa người dân Bình Gia

Lễ hội Phài Lừa được người dân Bình Gia tỉnh Lạng Sơn tổ chức với mục đích tưởng nhớ truyền thuyết sông nước. Qua đó thể hiện sự đoàn kết cộng đồng các dân tộc nơi đây.

25 06/25

Khám phá lễ hội Hari Raya nổi tiếng nhất Malaysia

Hari Raya là ngày đánh dấu kết thúc 1 tháng ăn chay cho người dân theo đạo Hồi trên đất Malaysia. Thời gian này mọi người sẽ gửi đến nhau lời chúc và cầu may những điều tốt đẹp.

23 06/25

Hari Merdeka: Đại lễ Quốc khánh nước Malaysia

Hari Merdeka là ngày cả nước vui mừng chào đón sự độc lập trên đất Malaysia. Thời gian này rất nhiều chương trình sôi động được tổ chức hoành tráng tại khắp tuyến đường lớn nhỏ.

21 06/25

Lễ hội Diwali: Cả đất nước Ấn Độ tràn ngập ánh sáng huyền ảo

Lễ hội Diwali nhằm kỷ niệm chiến thắng giữa cái thiện và cái ác. Để hình tượng hóa vấn đề này ánh sáng đã được sử dụng nhằm tạo nên bầu không khí lung linh xóa tan sự u tối.

19 06/25

Trải nghiệm lễ hội Rome có một không hai tại Pháp

Lễ hội Rome là dịp để du khách được tận hưởng và trải nghiệm văn hóa La Mã cổ đại. Sự kiện nhằm kết nối thế hệ trẻ với lịch sử thông qua những bài học thực tế.

17 06/25

Khám phá lễ hội chanh rực rỡ sắc vàng tại Pháp

Lễ hội chanh giúp quảng bá nền nông nghiệp hiện đại của đất nước Pháp xinh đẹp. Tại đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng nhiều tác phẩm khổng lồ nhuộm sắc vàng rực rỡ.

15 06/25

Lễ hội Rước Cộ Bà Chợ Được: Sự kiện lâu đời ở tỉnh Quảng Nam

Lễ hội Rước Cộ Bà Chợ Được tái hiện quá khứ sầm uất của vùng sông nước Trường Giang trên vùng quê xứ Quảng. Thể hiện đạo lý “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của người dân nơi đây.

13 06/25

Lễ hội Rước của quý: Nét độc đáo của người dân Lạng Sơn

Lễ hội Rước của quý được ví như nghi thức độc đáo để người dân Lạng Sơn cầu may mắn, bình an, ước mong vạn vật sinh sôi nảy nở.

11 06/25

Lễ hội Rước lợn ông Bồ: Nét độc đáo của người dân Hải Phòng

Lễ hội Rước lợn ông Bồ được người dân Hải Phòng tổ chức hằng năm với mong ước về một cuộc sống bình an, mùa màng năng suất, vạn vật sinh sôi phát triển.