Lễ hội Miếu Ông Bổn: Đặc trưng văn hóa Người Hoa ở Bình Dương
24/07/2025
Đăng bởi: Hà Thu
Lễ hội Miếu Ông Bổn được người Hoa ở Bình Dương tổ chức nhằm thể hiện lòng biết ơn đến các vị thánh nhân đã khai thiên lập địa.
Không chỉ được biết đến với điểm thăm quan văn hóa, du lịch Bình Dương còn nổi tiếng với hoạt động mang đậm bản sắc. Mang đến cho du khách cái nhìn sâu sắc về phong tục và cuộc sống địa phương.
Đôi nét về lễ hội Miếu Ông Bổn
Miếu Ông Bổn tọa lạc trên phố 7 – phường Chánh Nghĩa – thành phố Thủ Dầu Một còn có tên gọi khác là An Phước Miếu. Theo người Hoa, Ông Bổn chỉ là một biểu tượng chứ không phải nhân vật cụ thể. Họ xem đây như ông tổ của dòng họ.
Lễ hội Miếu Ông Bổn thu hút đông đảo người dân tham gia
Định nghĩa về Ông Bổn đối với mỗi địa phương, tộc người Hoa có sự khác nhau. Cụ thể:
● Đa số cho rằng ông là Phước Đức Chánh Thần.
● Người Hoa gốc Nam Hải, Triều Châu sống ở Tây Nam Bộ thì Ông Bổn là Tam Bảo Thái Giám Trịnh Hòa.
● Người Hoa ở Phúc Kiến cư trú ở Chợ Lớn Tp. HCM xem ông thành Châu Đạt Quan.
● Người Hoa Triều Châu ở Hội An quan niệm ông là Phục Ba Tướng Quân Mã Viện.
● Người Hoa họ Vương ở Phúc Kiến sinh sống ở Bình Dương ông là Huyền Thiên Thượng Đế. Vị thần phân thân từ Thượng Đế. Ngoài ra, họ còn thờ cả Quan Thế Âm Bồ Tát, Nam Triều Đại Đế, Na Tra Thái Tử…
Lễ hội Miếu Ông Bổn ở Bình Dương mang trên mình đặc trưng tín ngưỡng của một nghề nghiệp, dòng họ. Sự kiện này nhận được sự quan tâm của của người Hoa và người Việt. Thể hiện sự chung sống hòa bình giữa 2 tộc người Việt – Hoa trên đất nước ta trong suốt mấy thế kỷ qua.
Nơi đây cũng giống miếu người Việt ở chỗ thờ đa thần, trong đó có Linh Từ Tôn Vương, Bao Công(thời nhà Tống), Trương Thiên Sư Trương Đạo Lăng( nhà Hán), Cửu Thiên Huyền Nữ, Cảnh Chủ Tôn Vương.
Hội Miếu Ông Bổn gồm những nghi thức nào?
Hội Miếu Ông Bổn được luân phiên tổ chức hàng năm ở các miếu khác nhau với 2 kỳ cúng mùa xuân mùng 2 tháng giêng và mùa thu ngày 4-7 âm lịch. Dù cũng thể hiện nét đặc trưng văn hóa người Hoa ở Bình Dương nhưng sự kiện có quy mô nhỏ hơn hội Vía Bà Thiên Hậu với nghi lễ khá đơn giản.
Tiết mục múa hẩu trong lễ hội Miếu Ông Bổn
Phần cúng lễ do thầy pháp phụ trách tổ chức theo Đạo giáo. Tiếp theo là nghi thức rước kiệu các vị thần từ 12h đêm ngày 24 – 2 âm lịch trên quãng đường hàng chục km vòng quanh khu phố có người Hoa sinh sống.
Phần hội gồm các tiết mục văn nghệ như múa lân sư rồng, hát Hồ Quảng, múa cù… Đặc biệt có màn biểu diễn múa hẩu đặc trưng của người Hoa thu hút đông đảo khán giả. Tất cả tạo không khí náo nhiệt, tưng bừng, hoành tráng cho sự kiện.
Tổng kết
Sự chung sống hòa thuận của cộng đồng người Hoa ở Bình Dương đã giúp đưa văn hóa của họ đến gần hơn với người Việt. Do đó, sự kiện đã trở thành 1 phần tín ngưỡng mang bản sắc dân gian độc đáo của cư dân nơi đây.
Không chỉ góp phần làm văn hóa tâm linh của Việt Nam thêm đặc sắc mà còn thúc đẩy du lịch phát triển. Thu hút lượng lớn du khách thập phương ghé thăm, từng bước đưa du lịch thành ngành kinh tế chủ lực của địa phương.
Qua bài viết trên hy vọng chuyên trang đã hóa thân thành công vào vai “hướng dẫn viên” đưa bạn thăm quan lễ hội Miếu Ông Bổn. Theo dõi web để nhận nhiều điều thú vị khác nhé!
Theo Mia.vn
4.9/5 (13 votes)