Lễ hội Múa Mơi: Nét độc đáo của người Mường tỉnh Yên Bái

calendar 09/07/2025 user Đăng bởi: Hà Thu

Múa Mơi là hoạt động truyền thống của người Mường huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái. Được tổ chức để con cháu tạ ơn tổ tiên phù hộ gặp nhiều may mắn, mọi sự hanh thông.

Dân tộc Mường có truyền thống canh tác lúa nước nên thường chọn nơi cư trú là thung lũng, cạnh suối hay cánh đồng. Kho tàng văn hóa của họ cũng rất phong phú với lễ hội, trang phục, ngôn ngữ và  điệu múa truyền thống. Trong đó, tiêu biểu là hội Múa Mơi với nhiều điều thú vị, độc đáo.

Lễ hội Múa Mơi có từ khi nào?

Theo bậc cao niên, không ai nhớ rõ Múa Mơi có từ bao giờ. Chỉ biết, cứ dịp năm mới hàng năm dân làng lại tập trung Múa Mơi tổ tiên, thần linh giáng trần. Qua đó thể hiện sự biết ơn của con cháu tới gia tiên đã phù hộ con cháu gặp may mắn, sức khỏe.

 

Lễ hội Múa Mơi của người Mường Yên bái thu hút nhiều đối tượng tham gia

Lễ hội Múa Mơi của người Mường Yên bái thu hút nhiều đối tượng tham gia


Đây cũng là dịp dân khắp mường trên xóm dưới gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, chăn nuôi. Đồng thời nâng cao hiểu biết của người dân về việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Công tác chuẩn bị lễ hội Múa Mơi như thế nào?

Lễ hội Múa Mơi diễn ra ngày mùng ba tháng chạp hàng năm. Tại nhà ông mo có uy tín nhất trong làng(cầm thần) với nhiều hoạt động thú vị.

Trước khi diễn ra sự kiện trước nhà ông mo được đặt cây nêu với nhiều họa tiết tâm linh trang trí. Lúc này, bà con chuẩn bị lễ vật gồm mâm cúng có :

●        1 đầu lợn, một nải chuối, rượu.

●        Các loại bánh chay, trưng, ống…

●        Cơm, xôi, lá đu đủ, ray chay, măng…

●        Cây bông.

 

Lễ hội Múa Mơi được tổ chức tại nhà mo chủ

Lễ hội Múa Mơi được tổ chức tại nhà mo chủ

 

Tất cả lễ vật được dân bản lựa chọn kỹ càng, đảm bảo là đồ tốt nhất. Khâu chuẩn bị hoàn tất, mọi  người mang đồ tế tới nhà cầm thần.

Lúc này chủ tế mặc quần áo truyền thống, tay cầm quạt, đầu quấn khăn Mơi ngồi giữa chiếu trải ở trung tâm. Thay mặt đồng bào khấn :”Hôm nay ngày lành tháng tốt, bản Mường diễn ra hội Múa Mơi, cảm ơn thần linh tổ tiên luôn phù hộ con cháu gặp may mắn, mưa gió thuận hòa…”

Các điệu múa đặc sắc trong sự kiện

Khi thần tiên đã nhập đồng, thầy mo sẽ múa điệu lắc lư quay tròn, chân rung mạnh như sắp bật khỏi mặt đất. Vừa múa nhập đồng ông vừa lẩm nhẩm điệu hát truyền thống. Những điệu múa được biểu diễn trong sự kiện này gồm có:

 

Điệu múa

Chi tiết

Múa trầu

Khi đã hoàn tất việc thỉnh chư thần hạ phàm chung vui cùng con cháu, mọi người bắt đầu điệu múa trầu(múa nàng tiên).

Các nghệ nhân mặc đồ dân tộc, khi múa khăn Mơi được di chuyển từ vai xuống. Tay cầm thanh nứa dài gõ lên tấm gỗ theo nhịp 3-4 làm nhạc cụ.

Múa Mơi

Những con nuôi đã được mo chữa bệnh được thầy mời ở lại múa vui. Bấy giờ, mọi người cùng tham gia với động tác đơn giản, bước nhịp 2-bạn. Chân vắt sang phải thì tay cầm khăn vung về bên trái và ngược lại.

Múa Cuội

Là màn cao trào được mong chờ nhất mang ý nghĩa thần tiên trên trời nghe được lời khấn mà nhập đồng hạ phàm vui chơi. Thầy mo lúc này vừa nhảy múa vừa ra hiệu cho bà con cùng tham gia.

Múa biểu thị các trò chơi dân gian

Cầm thần cùng dân bản múa các làn điệu biểu thị những trò chơi dân gian như đánh đu, ném còn, kéo co…lúc này, cuội nhập vào chủ tế, ông đứng bật dậy thực hiện động tác lạ như trêu ghẹo các cô gái trong bản và bị họ đuổi về trời.

 

Mỗi điệu múa đều mang ý nghĩa rất lớn trong đời sống tinh thần của người Mường. Khi kết thúc, tất cả mọi người quây quần chúc nhau chén rượu hẹn sang năm thần tiên sẽ trở lại chung vui cùng đồng bào.

Tổng kết

Qua đây ta thấy, sự kiện thể hiện khát vọng về cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Đồng thời tạ ơn thần linh, gia tiên đã phù hộ cho dân bản gặp nhiều may mắn, mùa màng thuận lợi.

Đây cũng là dịp đồng bào Mường gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm sản xuất, văn hóa. Qua đó góp phần gìn giữ, bảo tồn và phát triển bản sắc dân tộc trong thời kỳ hội nhập.

Hy vọng bài viết giúp bạn hiểu rõ hơn về lễ hội Múa Mơi. Theo dõi web để nhận thêm nhiều thông tin khác nhé!

Theo Yenbai.gov.vn

4.9/5 (3 votes)

08 07/25

Lễ hội Kate: Nét văn hóa lâu đời của người dân Ninh Thuận

Lễ hội Kate được đồng bào Chăm ở Ninh Thuận tổ chức nhằm tưởng nhớ các vị thần, cầu mong cuộc sống bình an, mưa gió thuận hòa, nhà nhà bình an, yên ấm.

06 07/25

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam: Tín ngưỡng độc đáo của người An Giang

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam được người dân An Giang tổ chức với nhiều giá trị nhân văn sâu sắc, thể hiện mong ước hướng tới điều tốt đẹp trong cuộc sống của nhân dân.

04 07/25

Lễ hội Pôồn Pôông : Hồn cốt của người Mường tỉnh Thanh Hóa

Lễ hội Pôồn Pôông được người Mường tỉnh Thanh Hóa tổ chức với mong muốn mùa màng bội thu, cuộc sống hạnh phúc, ấm no. Đồng thời tỏ lòng biết ơn đất trời đã cho mưa thuận gió hòa.

02 07/25

Lễ hội Múa Mơi: Nét độc đáo của người Mường tỉnh Yên Bái

Múa Mơi là hoạt động truyền thống của người Mường huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái. Được tổ chức để con cháu tạ ơn tổ tiên phù hộ gặp nhiều may mắn, mọi sự hanh thông.

30 06/25

Lễ hội Mợi: Tín ngưỡng độc đáo của người Mường ở Phù Yên

Lễ hội Mợi được người Mường ở Sơn La tổ chức nhằm tưởng nhớ Tổ Mợi đã xây dựng văn hóa tâm linh. Đồng thời tỏ lòng thành kính tới tổ tiên, vua Mường.

28 06/25

Lễ hội Mạ Mạ Mê: Đậm đà bản sắc dân tộc Khơ Mú

Lễ hội Mạ Mạ Mê được đồng bào Khơ Mú tổ chức hàng năm nhằm tỏ lòng biết ơn tới thần linh, tổ tiên đã che chở, phù hộ cho mùa màng bội thu.

26 06/25

Lễ hội Xên Lẩu Nó: Đậm đà bản sắc dân tộc Thái đen

Lễ hội Xên Lẩu Nó của người Thái đen được tổ chức với mục đích tạ ơn thầy cúng đã chữa bệnh cho dân bản. Đồng thời tạo cơ hội để gặp gỡ giao lưu văn hóa truyền thống.

24 06/25

Lễ cấp sắc: Cột mốc quan trọng với người Dao đỏ

Lễ cấp sắc có ý nghĩa to lớn với mỗi người đàn ông Dao đỏ. Được ví như cột mốc trưởng thành, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, hướng mọi người đến điều thiện.

22 06/25

Lễ hội nhảy lửa: Nét độc đáo của dân tộc Pà Thẻn

Lễ hội nhảy lửa là sự kiện truyền thống lâu đời nhất của đồng bào Pà Thẻn thể hiện sức mạnh, niềm tin chế ngự thiên nhiên của con người.

20 06/25

Lễ hội Gầu Tào: Vẻ đẹp truyền thống dân tộc H’mông

Lễ hội Gầu Tào được dân tộc Mông tổ chức mỗi năm nhằm cảm tạ thần linh, trời đất ban sức khỏe, ấm no, mùa vụ, chăn nuôi đạt năng suất.

18 06/25

Lễ hội Roóng Poọc: Văn hóa đặc sắc của đồng bào Giáy

Lễ hội Roóng Poọc là sự kiện truyền thống của người Giáy thu hút nhiều khách du lịch gần xa. Qua đó, phản ánh sự tôn kính với thần linh, ước nguyện về cuộc sống bình an, gia súc sinh sản tốt.

16 06/25

Lễ hội cầu an bản mường: Nét đặc sắc trong văn hóa vùng Tây Bắc

Lễ hội cầu an bản mường là sự kiện truyền thống của đồng bào dân tộc Thái và Mường. Tổ chức với mục đích tạ ơn thần linh che chở cho dân bản, cầu mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no.

14 06/25

Lễ hội khai hạ: Đậm đà sắc màu văn hóa dân tộc Mường

Lễ hội khai hạ đã có từ lâu đời của dân tộc Mường ở Hòa Bình. Với ý nghĩa thể hiện sự tôn kính tới các vị thần linh, tưởng nhớ người có công lập đất mường, cầu bình an đến với mọi nhà.

12 06/25

Lễ hội cà phê: Đậm đà sắc màu văn hóa Buôn Ma Thuột

Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột là cơ hội để nâng cao giá trị hạt cafe việt, tôn vinh những người lao động với những cống hiến thầm lặng của họ.

10 06/25

Lễ hội bỏ mả: Tín ngưỡng độc đáo của đồng bào Tây Nguyên

Lễ hội bỏ mả được xem như sự kiện độc đáo nhất của Tây Nguyên. Thể hiện tình cảm, sự tiễn đưa của cả gia đình dành cho người quá cố.

08 06/25

Lễ hội đua bò Bảy Núi: Nét đặc trưng của người Khmer ở An Giang

Lễ hội đua bò Bảy Núi là hoạt động truyền thống của người Khmer ở An Giang. Với mục đích thể hiện khát vọng về vụ mùa bội thu, cuộc sống bình an, no đủ.