Lễ hội Rước Cộ Bà Chợ Được: Sự kiện lâu đời ở tỉnh Quảng Nam

calendar 12/07/2025 user Đăng bởi: Hà Thu

Lễ hội Rước Cộ Bà Chợ Được tái hiện quá khứ sầm uất của vùng sông nước Trường Giang trên vùng quê xứ Quảng. Thể hiện đạo lý “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của người dân nơi đây.

Quảng Nam được ví như mảnh đất hội tụ nhiều nền văn hóa độc đáo. Những ngày hội đã trở thành đặc sản với sự náo nhiệt, thu hút đã góp phần không nhỏ trong quảng bá, phát triển du lịch. Trong đó Rước Cộ Bà Chợ Được là hoạt động không thể bỏ lỡ.

Lễ hội rước Cộ Bà Chợ Được có nguồn gốc từ đâu?

Lễ hội Rước Cộ Bà Chợ Được nhằm tri ân công đức của nữ thần người Châu Phiếm Ái đã có công tạo dựng bãi cát hoang vắng thành khu chợ sầm uất. Tương truyền tuy là tiểu thư khuê các tại nhà giàu có nhưng lúc sinh lại có bụi mù mịt, mây trắng bồng bềnh bao quanh.

 

Lễ hội Rước Cộ Bà Chợ Được được người dân chuẩn bị chu đáo

Lễ hội Rước Cộ Bà Chợ Được được người dân chuẩn bị chu đáo


Lớn lên dáng người bà khỏe mạnh, bước đi khác thường, da trắng như tuyết, tiếng nói hào sảng. Năm Gia Long thứ 16, bà quy tiên hồn bay đi khắp nơi rất linh thiêng và tôn hiển. Thần hành nghề bốc thuốc chữa bệnh, biến hóa trừng trị quan tham.

Linh ứng tạo dựng bãi cát hoang thành khu chợ đông đúc. Về sau, để tưởng nhớ công ơn dân làng đặt tên chợ là Chợ Được. Lập đền thờ hương khói hàng ngày. Chọn hai ngày tế lễ mỗi năm trùng ngày sinh(25-2), mất(19-11) của bà để truy niệm và cầu an.

Năm Thành Thái thứ 6 triều đình sắc phong bà là “Trung đẳng thần”, năm Khải Định tứ tuần tiếp tục ban “Thượng Đẳng thần”. Ngày 11 tháng giêng năm 1894, dân làng Phước Ấm nhận được sắc phong lần đầu. Do vậy họ lấy ngày này hàng năm tổ chức hội Rước Cộ Bà chợ Được.

Hội rước Cộ Bà Chợ Được diễn ra như thế nào?

Đã thành thông lệ, cứ đến 11-1 âm lịch, người dân Quảng Nam lại nô nức diễn ra sự kiện. Bởi thể mà có câu: “Mỗi năm mười một tháng giêng- Chưng Cộ hát bộ đua thuyền tri ân”.

 

Chủ tế đánh trống khai mạc lễ hội

Chủ tế đánh trống khai mạc lễ hội


Dù có nhiều thay đổi so với trước cũng như tùy kinh phí mà hoạt động có quy mô khác nhau. Tuy vậy, vẫn đảm bảo các phần chính như:

Nghi lễ Rước sắc

Nghi lễ Rước sắc thường được tổ chức 1 ngày trước lễ tế vào 10-1 âm lịch. Ban rước sắc xếp thành 2 hàng tập trung trước đền với cờ quạt chiêng trống đầy đủ. Chờ ông thủ sắc vào báo cáo với bà để xin phép tiến hành nghinh sắc khỏi đền. Đoàn khoe sắc gồm có:

●        6 thanh niên cầm cờ.

●        8 người cầm pê tít.

●        4 người cầm hèo.

●        1 người cầm trống.

●        Ban nhạc bát âm gồm đàn, trống, phách, kèn, chiêng, chõa, sáo, mõ.

Các chức sắc, bô lão và dân làng mang khăn đóng, giày hạ, mặc áo thụng theo sau đoàn rước. Hành trình khoe sắc phải đi đủ 1 vòng chợ. Qua tất cả biểu thờ của các gia đình trong chợ mới về đền.

Phần lễ chính trong hội Rước Cộ Bà Chợ Được

Được tiến hành vào buổi sáng ngày 11-1 âm lịch. Dưới sự chỉ đạo của ban tế lễ gồm có:

●        Chánh tế đứng lễ tại bàn thờ bà.

●        3 bồi tế đứng tại các bàn tả, hữu và bàn thờ cô bác ngoài trời.

●        Hai người Đông- Tây xướng đứng 2 bên hương án xướng lễ.

●        2 người nội tán đứng hai bên chủ lễ trợ xướng và hướng dẫn ra vào.

●        10 chấp sự đứng 2 dãy trước điện để dâng hương, rượu hay chuyển chú, đánh trống hiệu, độc văn tế.

Tất cả đều mặc quần dài trắng, áo đen, đầu đội khăn đóng. Riêng chủ, bồi tế mặc áo dài xanh, đội khăn xanh. Ngoài ra, còn có ban lễ nhạc gồm 8 người đảm nhận nhạc cụ khác nhau tạo nên dàn bát âm như chiêng, trống, phách, sáo, kèn...

Lễ vật cúng gồm hương, hoa, quả, trà, cau trầu, chuối, xôi... được đặt ở 5 bàn thờ trong đền, 1 ngoài sân. Buổi lễ bắt đầu khi chủ tế đánh 3 hồi trống cùng với nghi thức dâng hương, quỳ bái kết hợp diễn xướng.

Âm thanh chiêng trống của ban nhạc lễ tạo nên bản hòa âm linh ứng, trầm thiêng. Kết thúc lễ tế, mâm cúng được đem mời dân làng và du khách cùng thưởng thức.

 

Phần lễ chính trong hội Rước Cộ Bà Chợ Được

Phần lễ chính trong hội Rước Cộ Bà Chợ Được

 

Nghi thức Rước Cộ

Là hoạt động cuối cùng được tiến hành vào buổi tối ngày 11 tháng giêng. Họ rước Cộ từ đền thờ đi 1 vòng xung quanh chợ để nhân dân chiêm bái. Dẫn đầu là đội lân, các Cộ nhỏ của từng thôn, phường bát âm, tàn long, trung đại cổ cùng cờ phướn.

Kiệu bà được sơn son thếp vàng, phủ lễ phục bằng nhung gấm đỏ được cung nghinh từ điện thờ ra sân. Mở đầu là Cộ hoa tiếp theo là các bô lão, chức sắc và bà con trong vùng.

Bên cạnh những nghi thức chính, sự kiện còn có các trò chơi dân gian như hát bài chòi, đua thuyền, thi nấu cơm thu hút đông đảo đối tượng tham gia. Qua đó góp phần làm phong phú thêm cho hoạt động này.

Như vậy, sự kiện đã phản ánh rõ nét tín ngưỡng của người dân nông- ngư nghiệp vùng Quảng Nam. Thẻ hiện sự biết ơn với công đức lớn lao của bậc tiền nhân. Đồng thời tỏ rõ mong muốn cuộc sống an lành, no đủ của nhân dân.

Hy vọng bài viết đã giúp độc giả hiểu rõ hơn về lễ hội Rước Cộ Bà Chợ Được. Theo dõi web để cập nhật thêm thông tin hữu ích khác bạn nhé!

Theo Baovanhoa.vn

4.8/5 (2 votes)

10 07/25

Lễ hội Phài Lừa: Nét độc đáo văn hóa người dân Bình Gia

Lễ hội Phài Lừa được người dân Bình Gia tỉnh Lạng Sơn tổ chức với mục đích tưởng nhớ truyền thuyết sông nước. Qua đó thể hiện sự đoàn kết cộng đồng các dân tộc nơi đây.

08 07/25

Khám phá lễ hội Hari Raya nổi tiếng nhất Malaysia

Hari Raya là ngày đánh dấu kết thúc 1 tháng ăn chay cho người dân theo đạo Hồi trên đất Malaysia. Thời gian này mọi người sẽ gửi đến nhau lời chúc và cầu may những điều tốt đẹp.

06 07/25

Hari Merdeka: Đại lễ Quốc khánh nước Malaysia

Hari Merdeka là ngày cả nước vui mừng chào đón sự độc lập trên đất Malaysia. Thời gian này rất nhiều chương trình sôi động được tổ chức hoành tráng tại khắp tuyến đường lớn nhỏ.

04 07/25

Lễ hội Diwali: Cả đất nước Ấn Độ tràn ngập ánh sáng huyền ảo

Lễ hội Diwali nhằm kỷ niệm chiến thắng giữa cái thiện và cái ác. Để hình tượng hóa vấn đề này ánh sáng đã được sử dụng nhằm tạo nên bầu không khí lung linh xóa tan sự u tối.

02 07/25

Trải nghiệm lễ hội Rome có một không hai tại Pháp

Lễ hội Rome là dịp để du khách được tận hưởng và trải nghiệm văn hóa La Mã cổ đại. Sự kiện nhằm kết nối thế hệ trẻ với lịch sử thông qua những bài học thực tế.

30 06/25

Khám phá lễ hội chanh rực rỡ sắc vàng tại Pháp

Lễ hội chanh giúp quảng bá nền nông nghiệp hiện đại của đất nước Pháp xinh đẹp. Tại đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng nhiều tác phẩm khổng lồ nhuộm sắc vàng rực rỡ.

28 06/25

Lễ hội Rước Cộ Bà Chợ Được: Sự kiện lâu đời ở tỉnh Quảng Nam

Lễ hội Rước Cộ Bà Chợ Được tái hiện quá khứ sầm uất của vùng sông nước Trường Giang trên vùng quê xứ Quảng. Thể hiện đạo lý “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của người dân nơi đây.

26 06/25

Lễ hội Rước của quý: Nét độc đáo của người dân Lạng Sơn

Lễ hội Rước của quý được ví như nghi thức độc đáo để người dân Lạng Sơn cầu may mắn, bình an, ước mong vạn vật sinh sôi nảy nở.

24 06/25

Lễ hội Rước lợn ông Bồ: Nét độc đáo của người dân Hải Phòng

Lễ hội Rước lợn ông Bồ được người dân Hải Phòng tổ chức hằng năm với mong ước về một cuộc sống bình an, mùa màng năng suất, vạn vật sinh sôi phát triển.

22 06/25

Lễ cúng Thần Rừng: Nét văn hóa độc đáo của người Pu Péo

Lễ cúng Thần Rừng của người Pu Péo mang ý nghĩa tạ ơn các vị thần bảo vệ dân làng. Đồng thời dạy con cháu biết yêu thiên nhiên, bảo vệ rừng và môi trường.

20 06/25

Lễ hội Cầu trăng: Nét đẹp văn hóa người Tày Hà Giang

Lễ hội Cầu trăng được người Tày ở Hà Giang tổ chức với mục đích nhờ Mẹ Trăng ban phước lành, cầu mong mọi sự bình an thuận lợi, mùa màng tươi tốt.

18 06/25

Lễ hội Chôl Chnăm Thmây: Đậm đà bản sắc dân tộc Khmer

Lễ hội Chôl Chnăm Thmây mang ý nghĩa chúc mừng năm mới theo lịch đồng bào Khmer. Đây là dịp tỏ lòng biết ơn tới tổ tiên, tạo điều kiện con cháu sum họp sau thời gian lao động vất vả.

16 06/25

Lễ hội Ramưwan: Tập quán truyền thống của người Chăm Bàni

Lễ hội Ramưwan được ví như sự kiện văn hóa lớn nhất của người Chăm Bàni. Gắn liền với đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, khát vọng về mùa màng thắng lợi, thời tiết thuận hòa.

14 06/25

Lễ hội Kate: Nét văn hóa lâu đời của người dân Ninh Thuận

Lễ hội Kate được đồng bào Chăm ở Ninh Thuận tổ chức nhằm tưởng nhớ các vị thần, cầu mong cuộc sống bình an, mưa gió thuận hòa, nhà nhà bình an, yên ấm.

12 06/25

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam: Tín ngưỡng độc đáo của người An Giang

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam được người dân An Giang tổ chức với nhiều giá trị nhân văn sâu sắc, thể hiện mong ước hướng tới điều tốt đẹp trong cuộc sống của nhân dân.

10 06/25

Lễ hội Pôồn Pôông : Hồn cốt của người Mường tỉnh Thanh Hóa

Lễ hội Pôồn Pôông được người Mường tỉnh Thanh Hóa tổ chức với mong muốn mùa màng bội thu, cuộc sống hạnh phúc, ấm no. Đồng thời tỏ lòng biết ơn đất trời đã cho mưa thuận gió hòa.