Lễ hội Thạt Luổng: Nét văn hóa Phật giáo đặc sắc ở đất nước triệu voi

calendar 26/07/2025 user Đăng bởi: Hà Thu

Lễ hội Thạt Luổng được người dân Viêng Chăn – Lào tổ chức nhằm cầu quốc thái dân an, cư dân khắp nơi đều được hưởng niềm vui an lạc.

Đất nước triệu voi được mệnh danh là xứ sở của lễ hội bởi chúng diễn ra khắp các tháp trong năm. Phần lớn các sự kiện đều liên quan đến đức tin về Phật giáo, nông nghiệp, biểu thị các khía cạnh truyền thống của người dân nơi đây. Trong đó hội Thạt Luổng như 1 hoạt động tiêu biểu nhất.

Lễ hội Thạt Luổng là gì?

Thạt Luổng là ngôi chùa lớn, đẹp nhất tọa lạc tại phía đông thủ đô Viêng Chăn – Lào. Tương truyền nơi đây lưu giữ xá lợi Đức Phật Thích Ca Ni khi người nhập Niết Bàn. Theo sổ sách cổ, năm Phật lịch 236 tức năm 307 Trước Công Nguyên người ta xây ngôi chùa.

 

Lễ hội Thạt Luổng thu hút đông đảo người dân và Phật tử khắp nơi tới tham dự

Lễ hội Thạt Luổng thu hút đông đảo người dân và Phật tử khắp nơi tới tham dự


Khi Phật giáo thành quốc đạo, Vientiane là kinh đô mới, cùng với việc xây dựng cung điện, thành trì Vua Setthathilat cho tu bổ lại chùa Thạt Luổng. Ông cho xây bọc lên tháp cũ 1 tháp mới to đẹp hơn, kiến trúc này vẫn giữ nguyên đến ngày nay.

Các hoạt động đặc sắc trong hội Thạt Luổng ở Lào

Lễ hội Thạt Luổng kéo dài 1 tuần, kết thúc đúng ngày rằm tháng 12 theo Phật lịch. Từ chiều ngày 31-10 đã bắt đầu ngày lễ chính được kéo dài liên tục đến hết ngày 2-11 tức ngày 15-12 theo Phật lịch.

Nghi thức rước tháp Phạ Sạt Phơng

Mở đầu ngày hội là lễ rước tháp Phạ Sạt Phơng từ chùa Mẹ Xỉ Mương đến Thạt Luổng. Đây là mô hình tháp được làm bằng xốp gắn hoa bằng sáp ong xung quanh. Trên chóp được cắm 9 bông sen trắng, xung quanh có dây tua kết tiền âm phủ hay hoa.

Đoàn rước đi vòng quanh Thạt Luổng 3 vòng trước khi vào hậu sảnh dâng lễ được sư chùa tiếp nhận với hình thức trang trọng, thành kính.

Lễ Tắc bạt - Dâng lễ lên nhà sư

Sáng 15-12 theo Phật lịch, hàng nghìn nhà sư khắp cả nước đổ về Thạt Luổng, kê bàn dọc 2 bên đường để Phật tử gần xa về dâng lễ gồm bánh kẹo, xôi, tiền… Hoạt động này có ý nghĩa tâm linh rất lớn với mỗi công dân Lào.

 

Nghi lễ rước tháp trong hội Thạt Luổng

Nghi lễ rước tháp trong hội Thạt Luổng


Nghi lễ rước nến trong đêm cuối hội Thạt Luổng

Đây là nghi lễ cuối cùng trong hội Thạt Luổng, lúc này, mỗi người đều cầm trên tay ngọn nến đang cháy, đi quang khuôn viên chùa. Tạo nên không gian huyền ảo, tăng thêm sự linh thiêng cho nơi vốn đã chứa nhiều bí ẩn của đất nước triệu voi.

Hội Thạt Luổng có nhiều trò chơi thú vị

Kết thúc các nghi thức tế lễ bà con lại cùng nhau tham gia các trò chơi giải trí, văn hóa văn nghệ phô diễn làn điệu dân ca nổi tiếng. Tất cả đều mang đậm vẻ đặc trưng của tập quán Lào như hát truyện thơ Lăm Lưởng, múa Lăm Tơi, Sa La Văn…

Phần đặc biệt được mọi người mong đợi nhất chính là trò Tị Khi với sự tham gia của 2 phe. Áo trắng tượng trưng cho nông dân, áo đỏ biểu thị cơ quan nhà nước. Mỗi trận đấu gồm 3 hiệp kéo dài 20-30 phút 1 hiệp.

Theo cư dân địa phương, nếu năm nào áo đỏ dành chiến thắng thì người dân sẽ làm ăn thất bại. Do đó, gần như phe áo trắng đều dành chiến thắng trong các năm.

Tổng kết

Sự kiện thu hút sự tham gia của đông bảo khách du lịch trong và ngoài nước. Được ví như nét độc đáo của người dân nước Lào. Qua đó, thể hiện khát vọng quốc thái dân an, mưa gió thuận hòa, nhân dân ấm no, đoàn kết cùng xây dựng bản làng thịnh vượng.

Trên đây là thông tin về lễ hội Thạt Luổng mà chuyên trang muốn gửi đến bạn. Đừng quên theo dõi web để cập nhật thêm nhiều điều thú vị khác nhé!

Theo Airbooking.vn

4.9/5 (6 votes)

24 07/25

Lễ cúng bến nước: Nét đẹp văn hóa truyền thống Buôn Ma Thuột

Lễ cúng bến nước được đồng bào Ê đê ở Buôn Ma Thuột tổ chức để xin thần linh, tổ tiên phù hộ nhanh chóng tìm được bến nước mới khi lập bản.

22 07/25

Lễ hội Cầu Bông: Trải nghiệm thú vị khi đến Bình Phước

Lễ hội Cầu Bông được người dân Bình Phước tổ chức nhằm tạ ơn Thành Hoàng đã có công khai khẩn đất hoang, thể hiện mong ước có mùa vụ năng suất bội thu.

20 07/25

Lễ rước Ông Châu Xương: Sự kiện văn hóa lâu đời ở An Giang

Lễ rước Ông Châu Xương ẩn chứa nhiều nét văn hóa độc đáo thú vị với bề dày lịch sử hàng trăm năm, thu hút lượng lớn du khách trong và ngoài nước tới tham gia.

18 07/25

Lễ Giỗ tổ nghề Yến: Vẻ đẹp văn hóa trên đảo Cù Lao Chàm

Lễ Giỗ tổ nghề Yến được tổ chức hàng năm nhằm tri ân công lao các bậc tiền nhân đã khám phá ra nghề thu hoạch Yến sào, cầu mong mưa thuận gió hòa.

16 07/25

Lễ hội Rước Mục Đồng: Sự kiện độc đáo bậc nhất Đà Nẵng

Lễ hội Rước Mục Đồng được ví như sự kiện truyền thống lớn nhất dành cho trẻ chăn trâu ra đời nhằm cầu xin thần linh phù hộ cho mưa thuận gió hòa, nhân dân có cuộc sống ấm no, an lạc.

14 07/25

Lễ hội làng Hòa Mỹ: Mang đậm truyền thống văn hóa dân tộc

Lễ hội làng Hòa Mỹ được ví như “hội làng giữa phố” mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống, tổ chức thường niên nhằm bày tỏ lòng thành với thế hệ đi trước.

12 07/25

Lễ hội chùa Ông Núi: Sự kiện cầu tài lộc, bình an ở Quy Nhơn

Lễ hội chùa Ông Núi được ví như dịp để Phật tử khắp nơi quây quần dưới tượng Phật lớn nhất Đông Nam Á để cầu tài lộc, bình an mỗi dịp năm mới.

10 07/25

Lễ hội Đập trống: Nét truyền thống của người Ma Coong ở Quảng Bình

Lễ hội Đập trống được đồng bào Ma Coong ở Quảng Bình tổ chức để gợi nhớ công ơn tổ tiên, cầu cho bốn mùa đều làm ăn thuận lợi.

08 07/25

Lễ hội Bài Chòi: Sự kiện văn hóa đặc sắc ở Quảng Bình

Lễ hội Bài Chòi tổ chức hàng năm với mục đích tạo sân chơi hấp dẫn dành cho cư dân địa phương cùng du khách gần xa yêu thích món bài này.

06 07/25

Lễ hội Trai Đàn Sùng Hưng: Sự kiện thờ cúng linh thiêng ở Phú Quốc

Lễ hội Trai Đàn Sùng Hưng được cư dân Phú Quốc tổ chức để cúng chay, cầu siêu cho những hương linh không ai nương tựa, thờ tự.

04 07/25

Lễ hội Thạt Luổng: Nét văn hóa Phật giáo đặc sắc ở đất nước triệu voi

Lễ hội Thạt Luổng được người dân Viêng Chăn – Lào tổ chức nhằm cầu quốc thái dân an, cư dân khắp nơi đều được hưởng niềm vui an lạc.

02 07/25

Tiểu sử Nguyễn Hải Phong: Nhạc sĩ sáng tác những bản Hit

Tiểu sử Nguyễn Hải Phong sinh ngày 21/05/1982 tại thành phố Huế. Chàng trai là chủ của công ty NHP Entertainment với sự đầu quân của nhiều ngôi sao lớn tại VBiz.

30 06/25

Tiểu sử Carina Sitong: Nữ thần Gymer sở hữu 3 vòng khủng

Tiểu sử Carina Sitong sinh ngày 8 tháng 6 năm 1998 ở tỉnh Quảng Châu, Trung Quốc. Người đẹp 9x còn được biết với vai trò là Blogger thể thao nổi tiếng trên MXH.

28 06/25

Tết Xíp Xí: Nét độc đáo của đồng bào Thái ở Mộc Châu

Tết Xíp Xí được đồng bào Thái ở Mộc Châu tổ chức như một dịp để con cháu hướng về tiên tổ, thể hiện truyền thống “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của dân tộc ta.

26 06/25

Lễ hội đánh pháo đất: Sự kiện độc đáo chỉ có ở Hải Phòng

Lễ hội đánh pháo đất được bà con Vĩnh Bảo - Hải Phòng tổ chức nhằm nhắc nhở con cháu về quãng thời gian cả nước chung tay đánh giặc ngoại xâm, bảo vệ bờ cõi dân tộc.

24 06/25

Lễ hội đền Trần Quốc Bảo: Nghi thức đặc sắc tại Hải Phòng

Lễ hội đền Trần Quốc Bảo được tổ chức để tri ân công lao to lớn của vị tướng thời Trần đã dũng cảm hy sinh, góp phần quan trọng vào chiến thắng trên sông Bạch Đằng lịch sử.