Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam: Tín ngưỡng độc đáo của người An Giang

calendar 09/07/2025 user Đăng bởi: Hà Thu

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam được người dân An Giang tổ chức với nhiều giá trị nhân văn sâu sắc, thể hiện mong ước hướng tới điều tốt đẹp trong cuộc sống của nhân dân.

An Giang được biết đến với những điểm du lịch tâm linh cùng hoạt động đậm sắc màu văn hóa. Trong đó, không thể bỏ qua hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam. Sự kiện được UNESCO công nhận di sản văn hóa phi vật thể. Cùng chuyên trang tìm hiểu rõ hơn qua bài viết sau bạn nhé!

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam có lịch sử lâu đời

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam mang đậm bản sắc văn hóa của cư dân vùng Nam Bộ sông nước. Chứa đựng dấu ấn lịch sử giai đoạn người Kinh đến An Giang. Đây là hoạt động truyền thống được lưu truyền, thực hành qua nhiều thế hệ.

 

Tượng Bà Chúa Xứ Núi Sam được đặt ở Châu Đốc - An Giang

Tượng Bà Chúa Xứ Núi Sam được đặt ở Châu Đốc - An Giang


Thể hiện bản sắc, sự kế tục của cộng đồng người Việt trong quá trình giao lưu chính trị, văn hóa, kinh tế với người Chăm, Hoa, Khmer... Góp phần gắn kết đời sống tinh thần, lưu giữ giá trị lịch sử của ông cha khi khai hoang vùng đất Tây Nam của Tổ quốc.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam được tổ chức như thế nào?

Hằng năm, cứ đến ngày 23/4 đến 27/4, nhân dân vùng Châu Đốc lại nô nức tổ chức hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam. Với các nghi thức truyền thống do Ban Quản trị lăng miếu phụ trách thu hút đông đảo du khách tham gia. Những nghi thức trong phần chính lễ gồm có:

 

Phục hiện lễ rước tượng Bà về miếu thờ

Phục hiện lễ rước tượng Bà về miếu thờ

 

Nghi thức

Chi tiết

Phục hiện lễ rước tượng Bà xuống miếu thờ

Ngày 22/4, tượng Bà được thỉnh từ bệ đá sa thạch  từ đỉnh núi Sam về miếu thờ.

Nghi thức tắm Bà

Đêm 23 rạng sáng 24/4 lễ tắm Bà được cử hành kín đáo do 9 phụ nữ đồng trinh thực hiện. Y phục cũ của bà được cắt nhỏ ra ví như bùa hộ mệnh mang bình an, sức khỏe phát cho người tham gia.

Nghi lễ thỉnh sắc thần ông Thoại Ngọc Hầu

Diễn ra vào 15h ngày 24/4 do Ban quản trị lăng miếu và các bô lão trong làng thực hiện.

Lễ Túc yết, Xây chầu

Diễn ra trong đêm 25 rạng sáng 26/4 với nghi lễ cúng tế cầu mưa gió thuận hòa, mùa màng năng suất, con dân khỏe mạnh...

Vật cúng gồm 1 con lợn trắng nấu chưa chín, đĩa mao huyết, mâm xôi, trái cây, gạo muối, cau trầu.

Lễ Chánh tế, Hồi sắc

Tổ chức ngày 27/4 đánh dấu thời điểm kết thúc lễ hội.

 

Ngoài nghi thức truyền thống, phần hội cúng được tổ chức đan xen với nhiều chương trình mang đậm bản sắc của các dân tộc Kinh, Hoa, Khmer, Chăm. Ví dụ như diễn văn nghệ, tuần lễ thể thao, văn hóa, các trò chơi dân gian gồm thả diều, kéo co, cờ tướng, chọi gà...

Lưu ý khi tham dự sự kiện

Bình thường khi không có lễ hội, Miếu bà Chúa Xứ Núi Sam đã thu hút đông đảo phật tử về dâng hương. Do những ai từng đến cúng bái cầu tài lộc, may mắn đều được Bà Chúa phù hộ.

 

Lễ hội Vía Bà Chúa Núi Sam thu hút đông đảo người tham gia

Lễ hội Vía Bà Chúa Núi Sam thu hút đông đảo người tham gia


Ngoài ra, kiến trúc nơi đây mang đậm màu sắc Ấn Độ rất ấn tượng. Nếu đang có ý định tham gia sự kiện, cần lưu ý những vấn đề sau:

●        Chú ý bảo quản tài sản cẩn thận tránh móc túi do hoạt động có sự tham gia của rất nhiều người.

●        Nên chuẩn bị sẵn nhang đèn hoặc chọn cửa hàng uy tín để mua.

●        Không nhận lộc từ người khác nhét vào tay mình hạn chế mất tiền oan.

Sự kiện là quá trình sân khấu hóa đời sống xã hội, tái hiện các nhân vật, sự kiện lịch sử dưới hình thức cúng tế, diễn xướng dân gian. Đến với nghi thức, du khách được hòa mình vào không gian tâm linh độc đáo.

Thể hiện sự tôn kính với Bà chúa Xứ cùng các vị tiền nhân có công lập đất Châu Đốc. Cầu mong mưa thuận gió hòa, làm ăn phát đạt, mùa màng tươi tốt, muôn dân an lành, hạnh phúc.

Hy vọng bài viết đã giúp độc giả hiểu rõ hơn về lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam. Theo dõi web để nhận nhiều thông tin thú vị khác bạn nhé!

Theo Mia.vn

4.9/5 (16 votes)

08 07/25

Lễ hội Kate: Nét văn hóa lâu đời của người dân Ninh Thuận

Lễ hội Kate được đồng bào Chăm ở Ninh Thuận tổ chức nhằm tưởng nhớ các vị thần, cầu mong cuộc sống bình an, mưa gió thuận hòa, nhà nhà bình an, yên ấm.

06 07/25

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam: Tín ngưỡng độc đáo của người An Giang

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam được người dân An Giang tổ chức với nhiều giá trị nhân văn sâu sắc, thể hiện mong ước hướng tới điều tốt đẹp trong cuộc sống của nhân dân.

04 07/25

Lễ hội Pôồn Pôông : Hồn cốt của người Mường tỉnh Thanh Hóa

Lễ hội Pôồn Pôông được người Mường tỉnh Thanh Hóa tổ chức với mong muốn mùa màng bội thu, cuộc sống hạnh phúc, ấm no. Đồng thời tỏ lòng biết ơn đất trời đã cho mưa thuận gió hòa.

02 07/25

Lễ hội Múa Mơi: Nét độc đáo của người Mường tỉnh Yên Bái

Múa Mơi là hoạt động truyền thống của người Mường huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái. Được tổ chức để con cháu tạ ơn tổ tiên phù hộ gặp nhiều may mắn, mọi sự hanh thông.

30 06/25

Lễ hội Mợi: Tín ngưỡng độc đáo của người Mường ở Phù Yên

Lễ hội Mợi được người Mường ở Sơn La tổ chức nhằm tưởng nhớ Tổ Mợi đã xây dựng văn hóa tâm linh. Đồng thời tỏ lòng thành kính tới tổ tiên, vua Mường.

28 06/25

Lễ hội Mạ Mạ Mê: Đậm đà bản sắc dân tộc Khơ Mú

Lễ hội Mạ Mạ Mê được đồng bào Khơ Mú tổ chức hàng năm nhằm tỏ lòng biết ơn tới thần linh, tổ tiên đã che chở, phù hộ cho mùa màng bội thu.

26 06/25

Lễ hội Xên Lẩu Nó: Đậm đà bản sắc dân tộc Thái đen

Lễ hội Xên Lẩu Nó của người Thái đen được tổ chức với mục đích tạ ơn thầy cúng đã chữa bệnh cho dân bản. Đồng thời tạo cơ hội để gặp gỡ giao lưu văn hóa truyền thống.

24 06/25

Lễ cấp sắc: Cột mốc quan trọng với người Dao đỏ

Lễ cấp sắc có ý nghĩa to lớn với mỗi người đàn ông Dao đỏ. Được ví như cột mốc trưởng thành, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, hướng mọi người đến điều thiện.

22 06/25

Lễ hội nhảy lửa: Nét độc đáo của dân tộc Pà Thẻn

Lễ hội nhảy lửa là sự kiện truyền thống lâu đời nhất của đồng bào Pà Thẻn thể hiện sức mạnh, niềm tin chế ngự thiên nhiên của con người.

20 06/25

Lễ hội Gầu Tào: Vẻ đẹp truyền thống dân tộc H’mông

Lễ hội Gầu Tào được dân tộc Mông tổ chức mỗi năm nhằm cảm tạ thần linh, trời đất ban sức khỏe, ấm no, mùa vụ, chăn nuôi đạt năng suất.

18 06/25

Lễ hội Roóng Poọc: Văn hóa đặc sắc của đồng bào Giáy

Lễ hội Roóng Poọc là sự kiện truyền thống của người Giáy thu hút nhiều khách du lịch gần xa. Qua đó, phản ánh sự tôn kính với thần linh, ước nguyện về cuộc sống bình an, gia súc sinh sản tốt.

16 06/25

Lễ hội cầu an bản mường: Nét đặc sắc trong văn hóa vùng Tây Bắc

Lễ hội cầu an bản mường là sự kiện truyền thống của đồng bào dân tộc Thái và Mường. Tổ chức với mục đích tạ ơn thần linh che chở cho dân bản, cầu mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no.

14 06/25

Lễ hội khai hạ: Đậm đà sắc màu văn hóa dân tộc Mường

Lễ hội khai hạ đã có từ lâu đời của dân tộc Mường ở Hòa Bình. Với ý nghĩa thể hiện sự tôn kính tới các vị thần linh, tưởng nhớ người có công lập đất mường, cầu bình an đến với mọi nhà.

12 06/25

Lễ hội cà phê: Đậm đà sắc màu văn hóa Buôn Ma Thuột

Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột là cơ hội để nâng cao giá trị hạt cafe việt, tôn vinh những người lao động với những cống hiến thầm lặng của họ.

10 06/25

Lễ hội bỏ mả: Tín ngưỡng độc đáo của đồng bào Tây Nguyên

Lễ hội bỏ mả được xem như sự kiện độc đáo nhất của Tây Nguyên. Thể hiện tình cảm, sự tiễn đưa của cả gia đình dành cho người quá cố.

08 06/25

Lễ hội đua bò Bảy Núi: Nét đặc trưng của người Khmer ở An Giang

Lễ hội đua bò Bảy Núi là hoạt động truyền thống của người Khmer ở An Giang. Với mục đích thể hiện khát vọng về vụ mùa bội thu, cuộc sống bình an, no đủ.