Tìm hiểu về Chánh Pháp và phân biệt chánh tà trong đạo Phật

calendar 05/05/2022 user Đăng bởi: Hà Thu

Chánh Pháp là một trong ba thời kỳ chính của đạo Phật bên cạnh Tượng Pháp và Mạt Pháp. Chánh Pháp có thể được xem là giai đoạn hưng thịnh nhất của Phật Pháp.

Vậy cụ thể Chánh Pháp là thời kỳ như thế nào? Cần làm gì để duy trì giai đoạn này? Và phân biệt chánh tà như thế nào? Hãy để chuyên trang giúp bạn trả lời những thắc mắc trên qua bài viết dưới đây nhé.

Giải thích khái niệm Chánh Pháp

Theo giáo lý đạo Phật, có 3 thời kỳ chính trong Phật Pháp với tên gọi là: Chánh Pháp, Tượng Pháp, và Mạt Pháp.

Giai đoạn Chánh Pháp kéo dài 500 năm

Giai đoạn Chánh Pháp kéo dài 500 năm

Mặc dù thời gian của những giai đoạn này không được ghi chép một cách đồng nhất trong các sách kinh, tuy vậy, đa số các bậc cổ đức đều cho rằng thời Chánh Pháp kéo dài 500 năm, Tượng Pháp 1.000 năm, và Mạt Pháp có 10.000 năm.

Bên cạnh đó, thời Chánh Pháp được mệnh danh là thời kỳ "Thiền định kiên cố". Lý do là vì Pháp nghi vô cùng hưng thịnh; ngoài ra, có hành trì, giáo pháp và cả người chứng đắc quả vị. Hầu hết người tu hành đều thành thật, không tham lam tư lợi và giữ nghiêm giới luật.

Còn thời Tượng Pháp vẫn có hành trì, giáo pháp nhưng lại rất ít người chứng đắc quả vị. Và trong giai đoạn Mạt Pháp, đạo Phật suy tàn và yếu kém hơn hẳn.

5 điều duy trì Chánh Pháp

Như vậy, để giữ vững và duy trì thời kỳ Chánh Pháp, Phật tử cần phải tu hành thật tâm, không ham hư vinh hay gian dối, ích kỷ. Theo quyển 49 của Thập Tụng Luật, Đức Phật cũng đã nhắc đến 5 điều cần làm để duy trì thời Chánh Pháp như sau:

Để giữ vững và duy trì thời kỳ Chánh Pháp, Phật tử cần phải tu hành thật tâm

Để giữ vững và duy trì thời kỳ Chánh Pháp, Phật tử cần phải tu hành thật tâm

- Thứ nhất, cần Tôn Trọng Chánh Giáo và tránh xa những tà thuyết ngoại đạo.

- Thứ hai, Chỉ tức sân ác, có nghĩa là không giận dữ và ác độc, thay vào đó hãy hiền lành, nhẫn nhịn.

- Thứ ba, nên Kính Sự Thượng Tòa. Phật tử cần phải kính trọng, phụng sự các vị đại đức và bậc trưởng thượng.

- Thứ tư, Ái Lạc Chánh Pháp - nghĩa là trân quý, những điều pháp được dạy và thành tâm thực hành theo.

- Thứ năm, Thiện Hối Thượng Tòa. Điều dạy này có nghĩa là cần phải giải thích kỹ càng khéo léo cho người mới bắt đầu học Phật Pháp và dẫn dắt họ trên con đường tu hành.

7 điểm phân biệt chánh tà

Cuối cùng, để giữ vững Chánh Pháp, còn cần phải phân biệt rõ ràng chánh tà, và từ đó tránh xa tà pháp. Dưới đây, chuyên trang xin nêu ra 7 điểm giúp phân biệt.

Cần phải phân biệt rõ ràng chánh tà

Cần phải phân biệt rõ ràng chánh tà

- Nếu vị Thầy đem việc quan hệ vợ chồng, nam nữ hoang dâm làm mồi nhử để thu hút, đồng thời xem đó là phương tiện để cứu nhân độ thế; đó là tà đạo.

- Ngoài ra, đó là tà pháp nếu vị Thầy nói rằng mình có thể dùng bùa, chú để đem lại của cải, tiền bạc cho đồ chúng.

- Nếu bậc Trưởng giả đó khuyến khích giết hại và ăn thịt chúng sinh, đồng thời nói rằng mình có phép sử dụng bùa cứu độ vong linh của họ; đó là tà.

- Bên cạnh đó, vị Thầy dạy thực hành các phương pháp khổ hạnh kỳ dị, hoặc tự làm tổn hại để tác động đến chúng sinh, và cho đó là chịu khổ để cứu thế; đích thị đó là tà pháp.

- Nếu bậc Thầy đó sử dụng những bùa phép thần thông và những điều kỳ dị để thu hút những đồ chúng hiếu kỳ thì đó là tà.

- Ngoài ra, tà đạo còn thể hiện khi vị Thầy tự ý sửa đổi, thêm bớt các quả vị tu hành, giải thích sai lệch ý nghĩa của Phật giáo, còn tự xưng là giáo chủ.

- Cuối cùng, nếu người đó tự lập ra giáo phái riêng, lại không có căn bản về giáo lý Phật giáo, đó chính là tà.

Trên đây là những điều cần biết về Chánh Pháp trong đạo Phật. Hy vọng bạn đã có nhiều thông tin hữu ích qua bài viết của chuyên trang.

Theo: thuvienhoasen.org

4.9/5 (67 votes)

26 03/24

Tìm hiểu về Chánh Pháp và phân biệt chánh tà trong đạo Phật

Chánh Pháp là một trong ba thời kỳ chính của đạo Phật bên cạnh Tượng Pháp và Mạt Pháp. Chánh Pháp có thể được xem là giai đoạn hưng thịnh nhất của Phật Pháp.

24 03/24

Giác ngộ là gì? Ý nghĩa sâu xa của giác ngộ trong Phật giáo

Từ lâu, chắc hẳn ai cũng đã nghe thấy cụm từ giác ngộ ít nhất là một lần. Theo nghĩa Hán Việt, chúng được hiểu là sự tỉnh thức, hiểu rõ một chân lý nào đó.

22 03/24

Luân hồi là gì? Khám phá về luân hồi chuyển kiếp dưới góc nhìn của khoa học hiện đại

Luân hồi chính là sự xoay chuyển liên tục qua nhiều kiếp sống khác nhau của mỗi chúng sinh. Dòng nhân quả diễn tiến như một bánh xe quay tròn không ngừng.

20 03/24

Tìm hiểu về khái niệm và ý nghĩa của quy y Tam Bảo trong đạo Phật

Tam Bảo là một thuật ngữ quen thuộc trong đạo Phật. Nếu không được giải thích rõ ràng, e rằng rất khó để hiểu về chúng. Hiểu đơn giản là ba ngôi quý báu.

18 03/24

Cầu cơ (Ouija) là gì? Cách chơi trò cầu cơ, gọi hồn phổ biến hiện nay

Cầu cơ là một trong những phương thức hiệu quả để kết nối thế giới tâm linh. Thông qua trò chơi nguy hiểm này, bạn sẽ giao tiếp được với linh hồn, ma quỷ và nhiều thứ khác.

16 03/24

Khám phá ý nghĩa của Quả báo theo quan niệm Đạo Phật

Quả báo là một cụm từ có lẽ bạn đã nghe khá nhiều lần trong những cuộc trò chuyện. Khi một ai đó làm việc xấu, ắt hẳn sẽ có người khác nói rằng họ sẽ gặp báo ứng.

14 03/24

Tu hành là gì? Tu hành như thế nào để đúng với Chánh Pháp?

Tu hành là sống an phận với tinh thần ít muốn biết đủ, dành nhiều thời gian hơn cho việc tu luyện tâm trí, nhận ra giá trị trong sạch, sáng suốt vô sinh ở ngay nơi mình.

12 03/24

Thiền là gì? Có bao nhiêu loại ngồi thiền trên thế giới?

Ngồi thiền là một biện pháp giúp xóa tan căng thẳng, giải tỏa nỗi muộn phiền và mang lại sự bình yên cho nội tâm, nó được xem như liều thuốc bổ cần thiết trong cuộc sống.

10 03/24

Nghiệp là gì? Cách hóa giải nghiệp chướng trong Phật pháp

Có thể thấy rằng trong cuộc sống hằng ngày, khi nhiều người gặp khó khăn, thử thách hay trắc trở gì đó thường họ sẽ đổ lỗi do mình gặp phải nghiệp chướng.

08 03/24

Duyên số là gì? Ý nghĩa của câu vạn sự tùy duyên trong Đạo Phật

Duyên số là mối quan hệ giữa thiên - địa - nhân, liên quan đến sinh mệnh của mỗi người. Ở một thời điểm nào đó, dù không muốn nhưng chúng ta buộc phải tin vào nó.

06 03/24

Vô ngã(Anatta) là gì? Ý nghĩa của thuyết vô ngã trong tư tưởng Phật giáo

Vô ngã là một trong ba pháp ấn của sự vật trong Phật giáo. Thuyết này cho rằng không có thứ gì trên đời tự mình trường tồn, bất biến, cốt tủy, vững chắc.

04 03/24

Vô minh là gì? Ý nghĩa ẩn dấu của vô minh trong Đạo Phật

Trong quá trình tìm hiểu, học tập hay thực hành trong Đạo Phật, chúng ta thường hay nghe nói đến hai từ “vô minh”. Nó được cho là nguồn gốc của mọi sự đau khổ trên đời.

02 03/24

Buông bỏ là gì? Những lý giải của thiền sư Thích Nhất Hạnh về sự buông bỏ trong Phật giáo

Thầy Thích Nhất Hạnh, một vị thiền sư nổi tiếng trong Phật giáo đã có những lý giải và lời khuyên ấn tượng về sự buông bỏ của con người trong kiếp nhân sinh trần thế.

29 02/24

Pháp Luân Công (Pháp Luân Đại Pháp) là gì? Tại sao môn phái này lại bị đàn áp dã man tại Trung Quốc?

Pháp Luân Công(Pháp Luân Đại Pháp) hiện đang là một trong những từ khóa được mọi người trên thế giới tìm kiếm và đăng ký tham gia tập luyện khá nhiều tại các diễn đàn mạng xã hội nổi bật.

27 02/24

Lịch sử hình thành và phát triển của tôn giáo - Danh sách các tôn giao có nhiều tín đồ nhất Thế giới

Tôn giáo có thể được hiểu là một hệ thống về văn hoá, tín ngưỡng, đức tin bao gồm các quan niệm về thế giới tâm linh, thể hiện qua kinh sách hoặc sự kiện siêu nhiên.

25 02/24

Nhân quả là gì? Cần hiểu đúng về đạo lý nhân quả

Hầu hết ai cũng đã từng nghe qua hai từ Nhân và Quả. Vậy Nhân quả là gì? Tại sao cần hiểu đúng về đạo lý nhân quả? Hãy bớt chút thời gian của mình tìm hiểu trong bài viết dưới đây bạn nhé. Tin rằng với những thông tin sau sẽ hữu ích đến bạn.