USP (Unique Selling Point) là gì? Bật mí 5 bước giúp bạn xác định USP sản phẩm thống lĩnh thị trường

calendar 24/09/2021 user Đăng bởi: Hà Thu

Để doanh nghiệp cạnh tranh với các đối thủ khác và chiếm lĩnh thị trường, USP là một trong những yếu tố không thể thiếu.

Vậy USP là gì? Hãy cùng chuyên trang giải mã định nghĩa, các xác định USP cho sản phẩm thông qua những kiến thức dưới đây!

Định nghĩa USP

USP(Unique Selling Point) là điểm bán hàng độc nhất, là yếu tố để phân biệt sản phẩm, dịch vụ của bạn với đối thủ cạnh tranh.

USP là điểm bán hàng độc nhất, là yếu tố để phân biệt sản phẩm, dịch vụ của bạn với đối thủ cạnh tranh

Các USP tốt có chất lượng độc đáo, chúng sẽ mang lại lợi ích cho khách hàng chỉ bằng một vài từ thông điệp đáng nhớ. Nhiều công ty đã và đang sử dụng USP trong Marketing để làm khẩu hiệu nhằm truyền tải chúng đến nhiều khách hàng tiềm năng nhất có thể.

Vai trò

USP là một công cụ hiệu quả giúp bạn định hình, tập trung vào mục tiêu Marketing để thiết lập thành công sản phẩm, thương hiệu.

Công cụ này cố gắng truyền đạt lợi ích độc đáo cho người tiêu dùng. Đồng thời, nó là một phần không thể thiếu trong chiến lược xây dựng thương hiệu công ty, giúp chiến dịch tạo được ấn tượng và đáng nhớ trong mắt người tiêu dùng.

5 bước đơn giản giúp bạn xác định USP cho sản phẩm

Những thông tin dưới đây là 5 bước giúp doanh nghiệp xác định USP cho sản phẩm để thống lĩnh thị trường, bạn có thể tham khảo:

Bạn hãy suy nghĩ, đưa ra các câu hỏi liên quan đến sản phẩm mình đang kinh doanh

Đặt ra câu hỏi tại sao

Bạn hãy suy nghĩ, đưa ra các câu hỏi liên quan đến sản phẩm mình đang kinh doanh. Ví dụ như: Bạn đang bán quần áo thể thao và muốn xác định USP, hãy đặt ra các câu hỏi: Tại sao họ thích chơi thể thao? Tại sao họ thích quần áo thể thao?,...

Nếu đặt ra càng nhiều câu hỏi có liên quan đến sản phẩm, bạn sẽ càng khắc họa rõ nét hơn về chính sản phẩm, khách hàng của mình.

Đặt mình vào vị trí của khách hàng và trả lời câu hỏi

USP (Unique Selling Point) là gì

USP sản phẩm không chỉ cần tính chất độc nhất, chúng còn phải phù hợp với thực tế. Vì vậy, hãy tự đặt mình vào vị trí của khách hàng và trả lời câu hỏi họ đang cần từ sản phẩm của bạn.

Việc này không những giúp hiểu được về insights khách hàng, bạn còn biết rõ được sứ mệnh của USP. Đó chính là bạn cần mang đến sản phẩm độc đáo, nổi bật nhất nhưng vẫn đảm bảo tính giá trị cho khách hàng.

Hiểu khách hàng muốn gì ở sản phẩm của bạn

Sau khi đã đặt mình vào vị trí của khách hàng và trả lời câu hỏi, bạn sẽ biết được khách hàng muốn thứ gì ở sản phẩm của mình.

Hiểu khách hàng muốn gì ở sản phẩm của bạn

Ví dụ: Khách muốn mua quần áo thể thao có thiết kế đơn giản, lúc mặc vào thoải mái, thoáng khí, mát mẻ,... USP sản phẩm của bạn cần phải phù hợp với thứ khách hàng đang tìm kiếm.

Giá trị sản phẩm bạn mang lại là gì?

Bạn hãy thống kê xem sản phẩm của mình có những giá trị gì. Thực tế, về cơ bản, USP sản phẩm đã là giá trị độc nhất vô nhị của bạn.

Vì vậy, hãy tìm xem mình đang có gì? Giá trị độc nhất mình mang đến cho khách hàng là gì? Bạn có thể phục vụ điều gì cho khách hàng? Nhu cầu của khách hàng tương đồng với USP sản phẩm tương đồng với nhau ở đâu?,...

Xác định giá trị độc nhất

USP chính là giá trị độc nhất, xác định nó cần phải thực tế, nổi bật và phải mang lại giá trị cho người tiêu dùng. Bởi USP sẽ theo sản phẩm đến sau này, là cách để khách hàng ghi nhớ về sản phẩm của bạn lâu hơn.

Khi đã thực hiện đủ 5 bước trên, bạn đã có thể xác định USP cho sản phẩm của mình và thống lĩnh thị trường rồi. Tuy nhiên, để thành công, bạn cần phát triển nó và có kế hoạch Marketing khôn quan, hiệu quả.

USP nổi bật của một số thương hiệu

Một ví dụ về USP kỳ quặc có thể thu hút sự quan tâm của khách hàng là từ thương hiệu M & Ms: “Sô-cô-la sữa tan chảy trong miệng, không phải tan trong tay bạn”.


USP kỳ quặc từ thương hiệu M & Ms: “Sô-cô-la sữa tan chảy trong miệng, không phải tan trong tay bạn”

Ai sẽ nghĩ việc tạo ra một USP cho rằng sản phẩm của bạn không tan chảy khi giữ nó trên thực tế? Trong trường hợp này, USP chính xác là vỏ kẹo M & Ms giữ cho sô-cô-la bên trong không bị rỉ và làm bẩn tay của khách hàng.

Một ví dụ khác là USP của thương hiệu Domino’s Pizza: “Trong 30 phút hoặc ít hơn, bạn sẽ nhận được bánh Pizza nóng giao tận nơi. Nếu không, bạn sẽ được nhận nó miễn phí”.

USP này thực sự quá dài để trở nên hấp dẫn, tuy nhiên nó vẫn là một khẩu hiệu tuyệt vời trong Marketing. Bởi nó thể hiện sự đảm bảo rõ ràng, cam kết chất lượng Pizza luôn nóng.

USP này đã giúp Domino’s Pizza thành công, nhưng đáng buồn là hãng Pizza này đã không còn sử dụng khẩu hiệu này nữa.

Theo Marketingai.admicro.vn

4.9/5 (76 votes)

27 03/24

USP (Unique Selling Point) là gì? Bật mí 5 bước giúp bạn xác định USP sản phẩm thống lĩnh thị trường

Để doanh nghiệp cạnh tranh với các đối thủ khác và chiếm lĩnh thị trường, USP là một trong những yếu tố không thể thiếu.

25 03/24

Bạn - Bàn - Bán: Nguyên tắc bán hàng hiệu quả trong kinh doanh

Trong nhiều trường hợp, khách hàng không mua sản phẩm vì họ cần sự thấu hiểu, giúp đỡ giải quyết vấn đề từ bạn.

23 03/24

Hướng dẫn các chỉ tiêu và cách xây dựng mẫu KPI cho bộ phận kinh doanh

Mỗi doanh nghiệp, KPI cho phận kinh doanh là thước đo hiệu suất của mỗi người. Nên KPI giúp doanh nghiệp dễ dàng thực hiện tiến độ và làm nhân viên làm việc tiến độ hơn.

21 03/24

Hướng dẫn cách lập kế hoạch kinh doanh chi tiết từ a-z

Kế hoạch kinh doanh được coi là bản hướng dẫn cụ thể, chi tiết giúp bạn biết phải làm gì và làm như thế nào khi thực hiện một ý tưởng bất kỳ.

19 03/24

Kế hoạch kinh doanh là gì? Tầm quan trọng khi lập kế hoạch kinh doanh

Kế hoạch kinh doanh là gì? Tầm quan trọng của nó ra sao? Khi lập kế hoạch kinh doanh cần chú ý những điều nào? Hãy bớt chút thời gian của mình cùng tìm hiểu chi tiết ở nội dung ở bài viết dưới đây để có câu trả lời bạn nhé!

17 03/24

ASM là gì? Mô tả từ a-z công việc của Giám đốc kinh doanh vùng

ASM là gì? Công việc của Giám đốc kinh doanh vùng diễn ra như thế nào? Đây hẳn là băn khoăn của nhiều người hiện nay. Vậy hãy dành thời gian cùng chúng tôi tham khảo chia sẻ dưới đây để hiểu kỹ hơn vị trí ASM bạn nhé!

15 03/24

RSM là gì? Vị trí này có vai trò như thế nào trong doanh nghiệp?

RSM là gì? Vị trí này có vai trò như thế nào trong doanh nghiệp? Để giải đáp được thắc mắc, bạn đừng vội bỏ qua bài viết dưới đây. Bởi hệ thống sẽ giúp bạn có được câu trả lời chính xác nhất, hãy cùng theo dõi nhé!

13 03/24

CCO là gì? Tại sao trong doanh nghiệp nên có CCO?

CCO có nghĩa là gì? Tại sao trong doanh nghiệp cần phải có CCO? Nó có quyền lực lớn như thế nào trong mỗi công ty? Đây đang là một trong những câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất hiện nay. Để giải đáp được băn khoăn này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây bạn nhé!

11 03/24

Hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng một quy trình bán hàng chuyên nghiệp

Vận hành quy trình bán hàng bài bản, trơn tru sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều thời gian hơn. Đồng thời doanh nghiệp bạn còn nhanh chóng ghi điểm trong lòng của khách hàng nữa đấy. Vì vậy bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng một quy trình bán hàng hiệu quả, chuyên nghiệp. Cùng theo dõi ngay bạn nhé!