Lễ cưới của người Chăm Islam: Phong tục độc đáo ở An Giang
24/07/2025
Đăng bởi: Hà Thu
Lễ cưới của người Chăm Islam là phong tục tồn tại đã lâu đời, được ví như biểu tượng của nền văn hóa của người dân An Giang vẫn lưu giữ nét đặc sắc đến ngày nay.
Vùng đất An Giang nổi tiếng với công trình kiến trúc tâm linh nổi tiếng như chùa Phước Thành, Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam… Tuy nhiên, nơi đây cũng tồn tại nhiều nghi lễ đạo đáo ít ai biết đến mang đậm bản sắc địa phương. Trong đó, lễ cưới người Chăm Islam nổi bật hơn cả.
Nguồn gốc lễ cưới của người Chăm Islam ở An Giang
Người Chăm xưa có tục lệ các cặp trai gái không được ở gần nhau mà chỉ được se duyên nhờ sự tìm hiểu của gia đình. Khi nhà trai ngỏ ý muốn được kết duyên nếu đồng ý họ sẽ chính thức đến xin cưới. Sau khi mọi chuyện đã đc thống nhất, lễ ăn hỏi được thực hiện theo ngày đã định.
Lễ cưới mang đậm bản sắc Hồi giáo của người Chăm Islam
Nghi lễ Ijab & Kabul được xem như hoạt động quan trọng nhất trong lễ cưới của người Chăm Islam ở An Giang. Được tổ chức ở thánh đường hay nhà cô dâu để bàn giao trọng trách chăm sóc, bảo vệ con gái mình cho chú rể. Thông báo từ nay 2 người sẽ là vợ chồng hợp pháp.
Lễ cưới của người Chăm Islam được tổ chức như thế nào?
Với người Chăm Islam lễ cưới trở thành điểm nhấn đặc biệt trong nền văn hóa nơi đây. Vào ngày lành tháng tốt, hai bên gia đình cùng chức sắc, bô lão được mời đến nhà gái dự tiệc.
Công tác chuẩn bị trước hôn lễ của người Chăm Islam
Lúc này, lễ vật gồm mâm trái cây, vật dụng cần thiết cho sinh hoạt được nhà trai đem tới. Gần ngày cưới, phụ nữ bên đàng trai sẽ mang phong bì chuẩn bị cho bữa tiệc, trang phục để cô dâu mặc trong hôn lễ.
Họ gái đáp lễ bằng 1 mâm bánh. Đồng thời, dọn dẹp trang trí phòng cưới bằng đôi chiếu hoa và giường do nhà trai đem qua từ trước.
Trang sức, xiêm y của cô dâu mặc trong lễ cưới do nhà trai đem đến
Nghi thức độc đáo trong lễ cưới người Chăm Islam ở An Giang
Trong sự kiện, cô dâu trùm khăn ren trắng, mặc áo dài nhung, mang trang sức lấp lánh. Chú rể quấn khăn sà pạnh, mặc áo dài trắng truyền thống. Lễ cưới của đồng bào Chăm Islam diễn ra trong 3 ngày:
● Ngày đầu tiên: Tụ họp và làm bánh.
● Ngày thứ 2: Gia đình hai bên cầu nguyện cho đôi vợ chồng trẻ trăm năm hạnh phúc trong lễ lên ghế - lên giường.
● Ngày cuối cùng: Đàng trai đưa chú rể sang nhà gái.
Trước khi đến gia đình cô dâu, nhà rể phải tới thánh đường tuyên thệ nhận cưới cô dâu trước sự chứng kiến của đông đủ mọi người. Kết thúc lễ, đoàn người cùng tới nhà dâu. Tại đây, chú rể được người phụ nữ phúc hậu đại diện nhà gái rửa chân thể hiện sự hiếu khách.
Sau đó, anh bước đi trên thảm trắng đến bên người vợ của mình nhẹ nhàng tháo trâm cài trên tóc, Đôi vợ chồng trẻ ngồi giữa thành giường xung quanh là 4 phụ nữ có chồng đọc kinh cầu nguyện.
Cuối cùng, chàng rể ra chào mọi người cùng trở về nhà trai để kết thúc lễ cưới. Để quyết định tiếng nói trong đời sống gia đình sau này, người ta bỏ vào chậu nước 10 đồng bạc cắc, 2 vợ chồng ai nhặt được nhiều bạc hơn sẽ chiến thắng,
Tổng kết
Sự kiện được cho là biểu tượng cho phong tục độc đáo và văn hóa của người Chăm Islam ở An Giang đã tồn tại từ lâu đời. Đây là cột mốc đánh dấu đôi trẻ đã chính thức là vợ chồng hợp pháp, nhận được sự chúc phúc của 2 bên gia đình và mọi người xung quanh.
Mong rằng với bài viết trên độc giả hiểu rõ hơn về lễ cưới của người Chăm Islam ở An Giang. Theo dõi web để nhận nhiều thông tin khác bạn nhé!
Theo Mia.vn
4.8/5 (8 votes)