Lễ hội Pôồn Pôông : Hồn cốt của người Mường tỉnh Thanh Hóa

calendar 09/07/2025 user Đăng bởi: Hà Thu

Lễ hội Pôồn Pôông được người Mường tỉnh Thanh Hóa tổ chức với mong muốn mùa màng bội thu, cuộc sống hạnh phúc, ấm no. Đồng thời tỏ lòng biết ơn đất trời đã cho mưa thuận gió hòa.

Đồng bào Mường có kho tàng văn hóa rất đa dạng biểu thị rõ nhất trên trang phục, lễ hội, ẩm thực, và ngôn ngữ. Trong đó tiêu biểu nhất là sự kiện Pôồn Pôông  với nhiều hoạt động ý nghĩa, thú vị.

Lễ hội Pôồn Pôông  là gì?

Lễ hội Pôồn Pôông theo tiếng Mường có nghĩa là nhảy múa bên hoa. Gắn liền với sử thi “Đẻ đất, đẻ nước” được ví như lễ cầu chúc cho mối tình của Bồng Hương và Nàng Ờm. Đồng thời tỏ lòng biết ơn đất trời cho mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa.

 

Lễ hội Pôồn Pôông  được đồng bào Mường tổ chức mỗi năm

Lễ hội Pôồn Pôông  được đồng bào Mường tổ chức mỗi năm


Bên cạnh đó, hoạt động này còn tạo điều kiện cho con dân bản Mường tập trung trao đổi, giao lưu văn hóa. Qua đó, nâng cao tinh thần bảo tồn, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội nhập.

Những nghi thức độc đáo trong sự kiện

Sự kiện có lịch sử phát triển từ lâu đời, được tổ chức mỗi năm vào rằm các tháng giêng, 3, 7 với phần lễ, hội xoay quanh cây bông. Mô phỏng lại phong tục tập quán, văn hóa, tâm linh của bà con.

Theo họ, cây bông biểu thị vũ trụ bao la vạn vật mà tạo hóa đã ban cho con người. Hành động dựng cây đồng nghĩa trả ơn và mời thần linh về chung vui với trần gian.

Cây được đẽo từ thân tre có treo 5-7 chùm hoa làm bằng gỗ Chạng bạng nhuộm màu vàng, tím, xanh, đỏ cùng mô hình công cụ sản xuất, muông thú… Chiều cao của cây có sự thay đổi tùy theo thâm niên, tài năng của Ậu máy.

Phần nghi thức trong lễ Pôồn Pôông

Trong hoạt động, chủ trì dùng văn vần kể lại sự tích sinh ra trời đất. Thông báo với thần linh năm nay mùa vụ đạt sản lượng. Dân bản mở hội tỏ sự biết ơn đất trời đã ban ấm no, hạnh phúc, mưa gió thuận hòa và mời tổ thần. vua cha về chung vui…

 

Cây bông được Ậu máy chuẩn bị chu đáo

Cây bông được Ậu máy chuẩn bị chu đáo

 

Các hoạt động đặc sắc trong hội Pôồn Pôông

Sau khi hoàn tất nghi lễ, dân bản bắt đầu tham gia phần hội mô tả phong tục, đời sống người Mường như chia đất, nước, đuổi thú giữ, dựng nhà... Mọi người đều mặc quần áo dân tộc, vắt một dải khăn để điệu múa thêm mềm mại.

Sau đó, họ cất lên khúc giao duyên. Tiếng hát như lời hẹn ước của các chàng trai cô gái vang lên trong âm thanh cồng chiêng rộn rã khắp làng trên xóm dưới.

Tất cả hòa quyện với nhau như mời gọi du khách xa gần về vui cùng hội. Gọi gái đảm trai tài nên đôi, mời người Mường xa xứ nhớ về cội nguồn.

Tổng kết

Ngày nay, dù nhiều loại hình văn hóa đang len lỏi vào đời sống đồng bào nhưng Pôồn Pôông  vẫn có sức sống mãnh liệt. Trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu với bà con dân tộc Mường trên mảnh đất xứ Thanh.

Bên cạnh vẻ đẹp tâm linh sự kiện là dịp tưởng nhớ công ơn của đất trời, tổ tiên đã ban mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Thể hiện mong muốn về cuộc sống ấm no, yên ấm, hạnh phúc với mỗi gia đình. Đồng thời tạo điều kiện dân bản gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm làm ăn, ôn lại lịch sử dựng Mường.

Hy vọng bài viết giúp độc giả hiểu thêm về lễ hội Pôồn Pôông . Theo dõi web để nhận nhiều thông tin bổ ích khác bạn nhé!

Theo Baodaknong.vn

4.8/5 (5 votes)

08 07/25

Lễ hội Kate: Nét văn hóa lâu đời của người dân Ninh Thuận

Lễ hội Kate được đồng bào Chăm ở Ninh Thuận tổ chức nhằm tưởng nhớ các vị thần, cầu mong cuộc sống bình an, mưa gió thuận hòa, nhà nhà bình an, yên ấm.

06 07/25

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam: Tín ngưỡng độc đáo của người An Giang

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam được người dân An Giang tổ chức với nhiều giá trị nhân văn sâu sắc, thể hiện mong ước hướng tới điều tốt đẹp trong cuộc sống của nhân dân.

04 07/25

Lễ hội Pôồn Pôông : Hồn cốt của người Mường tỉnh Thanh Hóa

Lễ hội Pôồn Pôông được người Mường tỉnh Thanh Hóa tổ chức với mong muốn mùa màng bội thu, cuộc sống hạnh phúc, ấm no. Đồng thời tỏ lòng biết ơn đất trời đã cho mưa thuận gió hòa.

02 07/25

Lễ hội Múa Mơi: Nét độc đáo của người Mường tỉnh Yên Bái

Múa Mơi là hoạt động truyền thống của người Mường huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái. Được tổ chức để con cháu tạ ơn tổ tiên phù hộ gặp nhiều may mắn, mọi sự hanh thông.

30 06/25

Lễ hội Mợi: Tín ngưỡng độc đáo của người Mường ở Phù Yên

Lễ hội Mợi được người Mường ở Sơn La tổ chức nhằm tưởng nhớ Tổ Mợi đã xây dựng văn hóa tâm linh. Đồng thời tỏ lòng thành kính tới tổ tiên, vua Mường.

28 06/25

Lễ hội Mạ Mạ Mê: Đậm đà bản sắc dân tộc Khơ Mú

Lễ hội Mạ Mạ Mê được đồng bào Khơ Mú tổ chức hàng năm nhằm tỏ lòng biết ơn tới thần linh, tổ tiên đã che chở, phù hộ cho mùa màng bội thu.

26 06/25

Lễ hội Xên Lẩu Nó: Đậm đà bản sắc dân tộc Thái đen

Lễ hội Xên Lẩu Nó của người Thái đen được tổ chức với mục đích tạ ơn thầy cúng đã chữa bệnh cho dân bản. Đồng thời tạo cơ hội để gặp gỡ giao lưu văn hóa truyền thống.

24 06/25

Lễ cấp sắc: Cột mốc quan trọng với người Dao đỏ

Lễ cấp sắc có ý nghĩa to lớn với mỗi người đàn ông Dao đỏ. Được ví như cột mốc trưởng thành, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, hướng mọi người đến điều thiện.

22 06/25

Lễ hội nhảy lửa: Nét độc đáo của dân tộc Pà Thẻn

Lễ hội nhảy lửa là sự kiện truyền thống lâu đời nhất của đồng bào Pà Thẻn thể hiện sức mạnh, niềm tin chế ngự thiên nhiên của con người.

20 06/25

Lễ hội Gầu Tào: Vẻ đẹp truyền thống dân tộc H’mông

Lễ hội Gầu Tào được dân tộc Mông tổ chức mỗi năm nhằm cảm tạ thần linh, trời đất ban sức khỏe, ấm no, mùa vụ, chăn nuôi đạt năng suất.

18 06/25

Lễ hội Roóng Poọc: Văn hóa đặc sắc của đồng bào Giáy

Lễ hội Roóng Poọc là sự kiện truyền thống của người Giáy thu hút nhiều khách du lịch gần xa. Qua đó, phản ánh sự tôn kính với thần linh, ước nguyện về cuộc sống bình an, gia súc sinh sản tốt.

16 06/25

Lễ hội cầu an bản mường: Nét đặc sắc trong văn hóa vùng Tây Bắc

Lễ hội cầu an bản mường là sự kiện truyền thống của đồng bào dân tộc Thái và Mường. Tổ chức với mục đích tạ ơn thần linh che chở cho dân bản, cầu mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no.

14 06/25

Lễ hội khai hạ: Đậm đà sắc màu văn hóa dân tộc Mường

Lễ hội khai hạ đã có từ lâu đời của dân tộc Mường ở Hòa Bình. Với ý nghĩa thể hiện sự tôn kính tới các vị thần linh, tưởng nhớ người có công lập đất mường, cầu bình an đến với mọi nhà.

12 06/25

Lễ hội cà phê: Đậm đà sắc màu văn hóa Buôn Ma Thuột

Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột là cơ hội để nâng cao giá trị hạt cafe việt, tôn vinh những người lao động với những cống hiến thầm lặng của họ.

10 06/25

Lễ hội bỏ mả: Tín ngưỡng độc đáo của đồng bào Tây Nguyên

Lễ hội bỏ mả được xem như sự kiện độc đáo nhất của Tây Nguyên. Thể hiện tình cảm, sự tiễn đưa của cả gia đình dành cho người quá cố.

08 06/25

Lễ hội đua bò Bảy Núi: Nét đặc trưng của người Khmer ở An Giang

Lễ hội đua bò Bảy Núi là hoạt động truyền thống của người Khmer ở An Giang. Với mục đích thể hiện khát vọng về vụ mùa bội thu, cuộc sống bình an, no đủ.