Lễ hội Rước Mục Đồng: Sự kiện độc đáo bậc nhất Đà Nẵng
26/07/2025
Đăng bởi: Hà Thu
Lễ hội Rước Mục Đồng được ví như sự kiện truyền thống lớn nhất dành cho trẻ chăn trâu ra đời nhằm cầu xin thần linh phù hộ cho mưa thuận gió hòa, nhân dân có cuộc sống ấm no, an lạc.
Bên cạnh những danh lam thắng cảnh, món ăn đặc sản nổi tiếng thì Đà Nẵng còn hấp dẫn du khách bởi nét đặc sắc riêng từ truyền thống đến hiện đại. Thể hiện qua các sự kiện, di sản văn hóa trong đó hội Rước Mục Đồng được ví như một sự kiện tiêu biểu bạn không nên bỏ lỡ.
Tổng quan về lễ hội Rước Mục Đồng ở làng Phong Lệ
Theo tích xưa kể lại, thuở trước có 1 cồn cỏ xuất hiện ngay cánh đồng làng Phong Lệ. Ngày nọ, chân vịt bỗng bị dính chặt xuống đất như bị ai nắm lấy khi bác nông dân đuổi lên cồn. Cũng từ đó, dân làng tin rằng có thần linh cư ngụ ở đây, gọi đây là cồn Thần.
Nghi thức rước kiệu về đình Thần trong lễ hội Rước Mục Đồng
Không lâu sau đó, có đàn trâu của làng đi lạc lên cồn kỳ lạ thay cả người cả trâu đều không sao cả. Mọi người đồn nhau chỉ có đám trẻ chăn trâu mới lại gần cồn Thần được.
Dần dà, nơi đây trở thành thánh địa của chúng. Trải qua bao thế hệ, hình thành 1 sự kiện riêng cho lũ trẻ gọi là hội Rước Mục Đồng.
Hội Rước Mục Đồng được tổ chức như thế nào?
Tháng 3 âm lịch khi mùa vụ đã xong, bà con bắt đầu tất bật chuẩn bị cho lễ hội Rước Mục Đồng vào 2 ngày cuối cùng của tháng. Trước đây cứ 3 năm hoạt động sẽ được tổ chức 1 lần. Sau này dãn còn 6, 12 năm một lần.
Gần đây sau hơn 70 năm vắng bóng, cuộc vui được 17 họ tộc trong thôn đã tự đóng góp phục dựng lại sự kiện. Năm 2010, ngày hội được Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Đà Nẵng phối hợp với làng Phong Lệ tổ chức để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng mỗi người dân.
Công tác chuẩn bị lễ hội tất bật, chỉnh chu
Làng trên xóm dưới ai cũng tất bật chuẩn bị cho hội Rước Mục Đồng. Bên cạnh lá cờ nhỏ của mục đồng còn có đại kỳ của 17 họ tộc trong thôn.
Đây chính là loại cờ cán tre dài 5m treo các vật tượng trưng cho tứ nghệ(sĩ-công-nông-thương), 4 linh(long-lân-quy-phụng). Nhiều nhất gồm các vật dụng trong nông nghiệp như cày, bừa, gàu sòng, nia, cuốc…
Để nhận giải chư tộc đều thỏa sức thể hiện sáng tạo của mình qua hình tượng bằng gỗ công phu, tỉ mỉ. Mọi công tác chuẩn bị đều được bà con thực hiện chu đáo cho 2 ngày diễn ra lễ hội.
Nghi thức dạo đồng mở đầu lễ hội
Lễ dạo đồng là thời gian những người con xa xứ trở về quê hương đông đủ nhất, được diễn ra vào chiều 29-3 âm lịch. Lúc này, các mục đồng cầm cờ diễu hành quanh cánh đồng hô vang khẩu hiệu thể hiện mong muốn năm mới mùa màng được bội thu.
Lễ hội Rước Mục Đồng thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách tham gia
Lễ rước Thần Nông về đình trong hội Rước Mục Đồng
Nghi thức tổ chức vào 30-3 âm lịch, các vị chức sắc, mục đồng và bà con trong làng đã có mặt từ sáng sớm để chuẩn bị. Dẫn đầu có đội cờ, cờ lễ hội, đội mục đồng cầm giáo mác đi 2 bên, tiếp đến là kiệu thần, cờ mục đồng và 17 họ tộc cùng lồng đèn.
Đến Cồn Thần vị chủ tế xin Thần Nông giáng hạ để rước về đình an vị làm lễ tế. Nhiệm vụ khiêng kiệu được giao cho 4 thanh niên khỏe mạnh trong làng đảm nhiệm. Kiệu rước thần có 4 mái được trang trí bốn giao lá, giăng hoa kết đằng ở rèm vừa uy nghiêm lại rực rỡ.
Về đến đình Thần Nông, chủ lễ làm nghi thức an vị, các tộc họ cũng lần lượt vào dâng hương. Trong hương khói nghi ngút, lễ tế Thần Nông cùng các nghi thức truyền thống được tiến hành. Các lễ vật trên bàn thờ sẽ được hạ xuống phân phát cho dân làng sau khi hoàn tất phần nghi lễ.
Tổng kết
Sự kiện với ý nghĩa cầu mong thần linh phù hộ cho năm mới mưa thuận gió hòa, vụ mùa đạt năng suất cao, cuộc sống nhân dân ngày càng no đủ. Đến đây du khách có cơ hội chiêm ngưỡng, tìm hiểu nhiều hiện vật, linh vật được bà con chuẩn bị để dâng thần linh.
Trên đây là một số thông tin về lễ hội Rước Mục Đồng mà chuyên trang muốn gửi đến quý độc giả. Đừng quên theo dõi web để cập nhận nhiều tip hữu ích khác bạn nhé!
Theo Vinpearl.com
4.9/5 (18 votes)