Lễ hội Trai Đàn Sùng Hưng: Sự kiện thờ cúng linh thiêng ở Phú Quốc

calendar 26/07/2025 user Đăng bởi: Hà Thu

Lễ hội Trai Đàn Sùng Hưng được cư dân Phú Quốc tổ chức để cúng chay, cầu siêu cho những hương linh không ai nương tựa, thờ tự.

Ngoài phong cảnh hữu tình, nét văn hóa độc đáo thì những sự kiện cộng đồng cũng là yếu tố quan trọng giúp vùng đảo ngọc thu hút du khách thập phương. Trong đó hội Trai Đàn Sùng Hưng được ví như hoạt động tiêu biểu góp phần tạo nên sự hấp dẫn cho du lịch nơi đây.

Lễ hội Trai Đàn Sùng Hưng là gì?

Sùng Hưng cổ tự được xây dựng theo phong cách dân gian, tọa lạc gần Dinh Cậu Phú Quốc. Trong chùa có nhiều gian thờ cúng như tượng thờ Quan Âm Nam Hải, miếu thờ Bà Chúa Xứ, tượng thờ Nguyễn Trung Trực…

 

Lễ hội Trai Đàn Sùng Hưng được tổ chức hàng năm tại Sùng Hưng Cổ Tự

Lễ hội Trai Đàn Sùng Hưng được tổ chức hàng năm tại Sùng Hưng Cổ Tự


Đại lễ Trai Đàn Sùng Hưng là pháp hội cúng chay, tưởng nhớ đến người đã khuất không có người thờ tự, cầu siêu mong cho họ có cuộc sống an lạc. Tập tục này có nguồn gốc từ thời nhà Đường lưu truyền về Việt Nam từ thời Lý.

Trai Đàn Sùng Hưng có gì thú vị?

Hàng năm cứ đến ngày 30-7 âm lịch, chùa Sùng Hưng sẽ tổ chức pháp hội Trai Đàn để cầu siêu cho vong hồn vất vưởng không nơi nương tựa, thờ tự. Sự kiện được diễn ra với nhiều nghi thức như thỉnh Tiêu Diện Thượng Ngàn, Công Phu, Động Đàn…

Trước ngày lễ hội được tổ chức, người dân Phú Quốc mang đồ đến phát chuẩn cho người nghèo tại chùa. Chủ thuyền, ghe cũng chuẩn bị bánh, trái cây cho nghi thức. Các gia chủ trên đảo mang nhang đèn đến cúng bái cầu may mắn, yên bình cho gia đình, làng xóm.

 

Trai Đàn Sùng Hưng có gì thú vị?

Trai Đàn Sùng Hưng có gì thú vị?

 

Ngày diễn ra hoạt động, giữa sân chùa bày lồng đèn kéo quân, đốt nến trong chùa để mời vong linh về chứng giám phù hộ cho bà con trên đảo bình an.

Về Sùng Hưng Cổ Tự mùa lễ hội, quý khách được tham quan chiêm ngưỡng quần thể văn hóa tâm linh với kiến trúc độc đáo, cổ xưa. Bên cạnh đó, những mâm cỗ chay do Phật tử thiết đãi cũng là một điểm nhấn ấn tượng lôi cuốn nhiều du khách trong và ngoài nước.

Sùng Hưng Cổ Tự có kiến trúc dân gian cổ kính

Chùa Sùng Hưng xây dựng từ cuối thế kỉ 19 vẫn giữ được nét cổ kính, linh thiêng từ xưa đến nay. Khuôn viên chùa khá rộng với tòa chính điện, nhà thờ tổ… Tất cả đều được lợp bằng mái âm dương, tường gạch.

Đây được ví như ngôi chùa được xây theo kiến trúc dân gian trước miếu sau chùa quen thuộc của người dân Việt Nam. Vào sâu hơn là chánh điện xây trên bệ đá cao 2m, có bàn thờ Tam Thế Phật với A Di Đà ngồi giữa, 2 vị Đại Thế Chí và Quan Thế Âm ngồi hai bên tả, hữu.

 

Đến với lễ hội Trai Đàn Sùng Hưng du khách có thể thưởng thức mâm chay do Phật tử chế biến

Đến với lễ hội Trai Đàn Sùng Hưng du khách có thể thưởng thức mâm chay do Phật tử chế biến

 

Phía sau bàn thờ được trang trí bằng hình ảnh rồng lượn vô cùng sống động. Bằng kiến trúc, quy mô độc đáo Sùng Hưng Cổ Tự cùng với Dinh Bà Thủy Long Thánh Mẫu, Dinh Cậu và đình thần Dương Đông từ lâu đã trở thành cụm văn hóa tâm linh trên đảo Phú Quốc.

Kết luận

Nếu thích các dịch vụ du lịch tâm linh và hoạt động văn hóa thì tham gia sự kiện sẽ là lựa chọn vô cùng thích hợp dành cho quý khách. Những nghi thức độc đáo có trong cuộc vui sẽ giúp bạn có thêm góc nhìn về vẻ đẹp đời sống sinh hoạt thường ngày của cư dân nơi đây.

Với bà con nơi đây, dịp này như cơ hội để họ cúng chay, cầu siêu cho vong linh đã khuất không có nơi thờ tự, nương tựa. Qua đó giúp họ không phải chịu cảnh vất vưởng, đói khát được siêu thoát về nơi an lạc.

Trên đây là thông tin về lễ hội Trai Đàn Sùng Hưng ở vùng đảo ngọc Phú Quốc. Đừng quên theo dõi web để nhận thêm nhiều điều thú vị khác nhé!

Theo Mia.vn

4.8/5 (17 votes)

24 07/25

Lễ cúng bến nước: Nét đẹp văn hóa truyền thống Buôn Ma Thuột

Lễ cúng bến nước được đồng bào Ê đê ở Buôn Ma Thuột tổ chức để xin thần linh, tổ tiên phù hộ nhanh chóng tìm được bến nước mới khi lập bản.

22 07/25

Lễ hội Cầu Bông: Trải nghiệm thú vị khi đến Bình Phước

Lễ hội Cầu Bông được người dân Bình Phước tổ chức nhằm tạ ơn Thành Hoàng đã có công khai khẩn đất hoang, thể hiện mong ước có mùa vụ năng suất bội thu.

20 07/25

Lễ rước Ông Châu Xương: Sự kiện văn hóa lâu đời ở An Giang

Lễ rước Ông Châu Xương ẩn chứa nhiều nét văn hóa độc đáo thú vị với bề dày lịch sử hàng trăm năm, thu hút lượng lớn du khách trong và ngoài nước tới tham gia.

18 07/25

Lễ Giỗ tổ nghề Yến: Vẻ đẹp văn hóa trên đảo Cù Lao Chàm

Lễ Giỗ tổ nghề Yến được tổ chức hàng năm nhằm tri ân công lao các bậc tiền nhân đã khám phá ra nghề thu hoạch Yến sào, cầu mong mưa thuận gió hòa.

16 07/25

Lễ hội Rước Mục Đồng: Sự kiện độc đáo bậc nhất Đà Nẵng

Lễ hội Rước Mục Đồng được ví như sự kiện truyền thống lớn nhất dành cho trẻ chăn trâu ra đời nhằm cầu xin thần linh phù hộ cho mưa thuận gió hòa, nhân dân có cuộc sống ấm no, an lạc.

14 07/25

Lễ hội làng Hòa Mỹ: Mang đậm truyền thống văn hóa dân tộc

Lễ hội làng Hòa Mỹ được ví như “hội làng giữa phố” mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống, tổ chức thường niên nhằm bày tỏ lòng thành với thế hệ đi trước.

12 07/25

Lễ hội chùa Ông Núi: Sự kiện cầu tài lộc, bình an ở Quy Nhơn

Lễ hội chùa Ông Núi được ví như dịp để Phật tử khắp nơi quây quần dưới tượng Phật lớn nhất Đông Nam Á để cầu tài lộc, bình an mỗi dịp năm mới.

10 07/25

Lễ hội Đập trống: Nét truyền thống của người Ma Coong ở Quảng Bình

Lễ hội Đập trống được đồng bào Ma Coong ở Quảng Bình tổ chức để gợi nhớ công ơn tổ tiên, cầu cho bốn mùa đều làm ăn thuận lợi.

08 07/25

Lễ hội Bài Chòi: Sự kiện văn hóa đặc sắc ở Quảng Bình

Lễ hội Bài Chòi tổ chức hàng năm với mục đích tạo sân chơi hấp dẫn dành cho cư dân địa phương cùng du khách gần xa yêu thích món bài này.

06 07/25

Lễ hội Trai Đàn Sùng Hưng: Sự kiện thờ cúng linh thiêng ở Phú Quốc

Lễ hội Trai Đàn Sùng Hưng được cư dân Phú Quốc tổ chức để cúng chay, cầu siêu cho những hương linh không ai nương tựa, thờ tự.

04 07/25

Lễ hội Thạt Luổng: Nét văn hóa Phật giáo đặc sắc ở đất nước triệu voi

Lễ hội Thạt Luổng được người dân Viêng Chăn – Lào tổ chức nhằm cầu quốc thái dân an, cư dân khắp nơi đều được hưởng niềm vui an lạc.

02 07/25

Tiểu sử Nguyễn Hải Phong: Nhạc sĩ sáng tác những bản Hit

Tiểu sử Nguyễn Hải Phong sinh ngày 21/05/1982 tại thành phố Huế. Chàng trai là chủ của công ty NHP Entertainment với sự đầu quân của nhiều ngôi sao lớn tại VBiz.

30 06/25

Tiểu sử Carina Sitong: Nữ thần Gymer sở hữu 3 vòng khủng

Tiểu sử Carina Sitong sinh ngày 8 tháng 6 năm 1998 ở tỉnh Quảng Châu, Trung Quốc. Người đẹp 9x còn được biết với vai trò là Blogger thể thao nổi tiếng trên MXH.

28 06/25

Tết Xíp Xí: Nét độc đáo của đồng bào Thái ở Mộc Châu

Tết Xíp Xí được đồng bào Thái ở Mộc Châu tổ chức như một dịp để con cháu hướng về tiên tổ, thể hiện truyền thống “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của dân tộc ta.

26 06/25

Lễ hội đánh pháo đất: Sự kiện độc đáo chỉ có ở Hải Phòng

Lễ hội đánh pháo đất được bà con Vĩnh Bảo - Hải Phòng tổ chức nhằm nhắc nhở con cháu về quãng thời gian cả nước chung tay đánh giặc ngoại xâm, bảo vệ bờ cõi dân tộc.

24 06/25

Lễ hội đền Trần Quốc Bảo: Nghi thức đặc sắc tại Hải Phòng

Lễ hội đền Trần Quốc Bảo được tổ chức để tri ân công lao to lớn của vị tướng thời Trần đã dũng cảm hy sinh, góp phần quan trọng vào chiến thắng trên sông Bạch Đằng lịch sử.