Lễ hội Bà Thu Bồn: Vẻ đẹp tâm linh từ ngàn xưa
12/07/2025
Đăng bởi: Hà Thu
Lễ hội Bà Thu Bồn được người dân xứ Quảng tổ chức nhằm bày tỏ niềm tôn kính với các vị thần. Thể hiện ước muốn mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống an lành hạnh phúc.
Nằm ở nơi trung điểm giữa hai miền Nam- Bắc, Quảng Nam được ví như vùng đất hội tụ các di sản thiên nhiên, văn hóa. Cùng với lợi thế nhiều danh lam thắng cảnh sự kiện nổi tiếng nơi đây đã thành điểm đến quen thuộc với du khách. Tiêu biểu nhất là hội Bà Thu Bồn với những hoạt động thú vị.
Tổng quan về lễ hội Bà Thu Bồn
Lễ hội Bà Thu Bồn gắn liền với truyền thuyết về người có công cứu dân khỏi cơn hoạn nạn. Tương truyền, bà là con gái một bá hộ trong làng Thu Bồn. Từ lúc sinh ra đã có vẻ bề ngoài khả ái, mái tóc đen dài đến thắt lưng, luôn mang niềm vui đến cho mọi người.
Lễ hội Bà Thu Bồn thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia
Bà bộc lộ y thuật cao siêu từ khoảng 5 tuổi. Từ đó, cuộc đời bà gắn liền với y học và sự nghiệp cứu người miễn phí. Bà được tôn làm Đức Bà Hằng Cứu Thế năm 50 tuổi.
Giờ ngọ ngày 12-2 âm lịch bà đã “nhập bồng lai”. Khi đó, người dân tổ chức tẩm liệm chỉ dùng hoa và cỏ để ướp xác trong 7 ngày bảy đêm theo ý nguyện của bà.
Sau này, bà con nghe thoang thoảng mùi hoa sứ trong không khí. Khi vào kiểm tra thì nắp áo quan bị mở tung, thân xác bà và các loại cỏ đã biến mất chỉ còn hoa sứ trắng. Từ đó, mỗi khi xảy ra hạn hán hay lũ lụt bà đều linh ứng giúp dân vượt qua khó khăn.
Để tỏ lòng biết ơn, đồng bào xứ Quảng đã lấy ngày 12-2 âm lịch tổ chức hội Bà Thu Bồn. Qua đó, tưởng nhớ người phụ nữ đức hạnh, đa tài, thể hiện khát vọng hòa bình, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Hội Bà Thu Bồn gồm những nghi thức nào?
Hội Bà Thu Bồn được thực hiện với các nghi thức trang trọng. Đây là hoạt động thường niên thu hút đông đảo du khách tham dự. Phần lễ gồm các hoạt động sau:
Vật tế không thể thiếu trong lễ hội là con trâu đực cạo sạch lông, tắm huyết đỏ
Nghi thức |
Chi tiết |
Nghi lễ rước sắc |
Tổ chức ngày 11-2 âm lịch. Gồm 9 nhóm là cờ đại, lân, cờ ngũ sắc, kiệu rước, trống chiêng, nhạc cổ, lính hộ tống, đội hình bô lão và phụ nữ. |
Nghi thức rước nước |
Tổ chức sáng sớm ngày 12-2 âm lịch. Đoàn người rước nguồn nước tinh khiết từ thượng nguồn sông Thu Bồn đến dinh Bà để thực hiện nghi thức cuối cùng. |
Nghi lễ đại tế Dinh Bà |
Đây là phần quan trọng nhất, sử dụng nước mang từ thượng nguồn sông Thu Bồn về. Ngoài ra còn có lễ vật là 1 con trâu đực đã làm sạch lông, tắm huyết đỏ cùng một mâm xôi trắng và các loại bánh đặc trưng. |
Khi các nghi thức đã hoàn tất, phần hội được diễn ra với sự háo hức, mong chờ từ mọi người. Tại đây, du khách có cơ hội hòa mình trong bầu không khí sôi động, tham gia nhiều hoạt động thú vị.
● Hoạt động văn nghệ: Hát chòi, tuồng, hội hoa đăng, hò khoan đối đáp...
● Các cuộc thi như kéo co, bóng chuyền... Trong đó đua thuyền, đốt lửa thiêng trên bãi bồi và thả hoa đăng được mọi người mong đợi nhất.
● Ngoài ra, bạn sẽ được thưởng thức món ăn đặc sản tại khu ẩm thực như mì Quảng, gỏi cá mòi, bánh tráng đập...
Sự kiện hội tụ giá trị nhân văn sâu sắc, mang đậm tín ngưỡng tâm linh của người dân Quảng Nam. Qua đó, giáo dục lòng yêu nước thương dân, góp phần phát triển du lịch địa phương trở thành nền kinh tế mũi nhọn.
Tổng kết
Như vậy, dù đã trải qua hơn 300 năm lịch sử những hoạt động này vẫn có ý nghĩa vô cùng quan trọng với người dân xứ Quảng. Không chỉ thể hiện sắc thái vùng miền mà còn tỏ rõ sự giao thoa giữa văn hóa giữa đồng bào Việt- Chăm ở ven sông Thu Bồn.
Thể hiện khát vọng về cuộc sống an yên, hạnh phúc, mưa thuận gió hòa, mùa màng đạt năng suất cao. Chắc chắn đây sẽ là sự kiện bạn không thể bỏ lỡ nếu có dịp ghé thăm vùng đất này.
Hy vọng bài viết đã giúp độc giả hiểu rõ hơn về lễ hội Bà Thu Bồn. Theo dõi web để cập nhật nhiều thông tin hữu ích khác bạn nhé!
Theo Mia.vn
4.8/5 (17 votes)