Lễ hội khai hạ: Đậm đà sắc màu văn hóa dân tộc Mường
01/07/2025
Đăng bởi: Hà Thu
Lễ hội khai hạ đã có từ lâu đời của dân tộc Mường ở Hòa Bình. Với ý nghĩa thể hiện sự tôn kính tới các vị thần linh, tưởng nhớ người có công lập đất mường, cầu bình an đến với mọi nhà.
Hòa Bình, cửa ngõ vùng Tây Bắc Việt Nam có 63% dân số là người Mường. Qua quá trình phát triển, họ có đặc trưng riêng về ngôn ngữ, phong tục, trang phục cùng nhiều hoạt động văn hóa tiêu biểu. Trong đó phải kể tới hội khuống mùa với những điều độc đáo, thú vị.
Tổng quan lễ hội khai hạ
Lễ hội khai hạ còn được biết đến với tên hội khuống mùa, xuống đồng, mở cửa rừng. Nó gắn liền với nền sản xuất lúa nước, in đậm dấu ấn nền văn minh Việt cổ. Đây như hoạt động tín ngưỡng không thể thiếu với đồng bào mỗi dịp xuân về.
Lễ hội khai hạ được tổ chức vào mùa xuân
Sự kiện nhằm tri ân công đức của Vua Mường, ước muốn những điều tốt đẹp đến với dân bản. Đồng thời thể hiện sự kính trọng các vị thần linh đã che chở cho mọi nhà. Cầu mong vạn vật phát triển, vụ mùa thắng lợi, nhân dân ấm no, hạnh phúc.
Ngoài ra, thời điểm này trở thành cơ hội giao lưu, gặp gỡ, thắt chặt tình đoàn kết. Năm 2022, hoạt động được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Hội Khuống mùa được tổ chức như thế nào?
Tùy từng vùng mà cuộc vui có thời gian và địa điểm tổ chức khác nhau. Cụ thể:
Nghi thức rước kiệu trong lễ hội khai hạ
Địa phương |
Thời gian và địa điểm tổ chức |
Mường Bi |
Tổ chức ngày mùng 7,8 tháng giêng mỗi năm tại miếu thờ xóm Lũy, Gia Phong. Nơi gắn liền với truyền thuyết Tam vị Tản Viên Sơn Thánh và Quốc Mẫu Hoàng Bà. |
Mường Vang |
Tổ chức ngày mùng 4 tháng giêng âm lịch tại miếu Áng Ka và mùng 7 ở mái đá làng Vành, Phú Yên, Lạc Sơn. |
Mường Thàng |
Tổ chức ngày mùng 5,6 tháng giêng tại miếu Cả xã Dũng Phong. |
Mường Động |
Tổ chức ngày mồng 3/5 âm lịch tại miếu Mường Chanh xã Vĩnh Đồng. |
Hội xuống đồng có quy mô lớn nhất vùng với nhiều nghi thức độc đáo. Do đó, công tác chuẩn bị được phân công cụ thể từng thành viên để công việc thuận lợi. Ban tổ chức họp bàn cắt cử nhiệm vụ rõ ràng cho mỗi phần từ những ngày cuối năm.
Phần lễ trong hội Khuống mùa
Phần lễ trong hội Khuống mùa là nghi thức thờ cúng Thành Hoàng. Trước kia, cả 4 Mường đều có rước kiệu, cúng tại mó và xin rước nước, tế ở ruộng xin rước mạ...
Hiện nay, vì nhiều lý do, mỗi địa phương lại có phong tục khác nhau. Cụ thể phần tế tại ruộng xin làm lễ cày bừa đầu tiên chỉ có ở Huyện Lạc Sơn, Tân Lạc. Rước kiệu diễn ra tại Mường Bi và Mường Thàng.
Sự kiện đặc sắc trong phần hội
Sau phần lễ, đại biểu và du khách hòa mình vào phần hội với nhiều hoạt động hấp dẫn như chương trình văn nghệ, trò chơi, hình thức diễn xướng dân gian. Những cuộc vui trong mục này gồm có:
● Hội đánh chiêng, ném còn, đi cà kheo.
● Thi bắn nỏ, giã gạo.
● Đánh cù, chơi mảng, kéo co.
● Thi hát sắc bùa, hát đối.
● Và các môn thi đấu thể thao.
Sự kiện đặc sắc trong phần hội
Tại hoạt động còn có các gian hàng bày nông sản, OCOP, văn hóa, du lịch, tiểu thủ công nghiệp của các địa phương trong tỉnh. Ngoài ra, sự kiện cũng tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm.
Mặc dù trải qua quá trình phát triển với nhiều thăng trầm lịch sử nhưng đồng bào Mường ở Hòa Bình vẫn bảo tồn, phát triển nhiều giá trị truyền thống. Tiêu biểu là hội xuống đồng với sự tôn kính tới các vị thần linh, tưởng nhớ người có công lập đất mường, cầu bình an đến với mọi nhà.
Bài viết đã giúp độc giả hiểu rõ hơn về lễ hội khai hạ. Theo dõi web để cập nhật nhiều điều thú vị khác bạn nhé!
Theo Nhandan.vn
4.8/5 (8 votes)