Lễ hội Mợi: Tín ngưỡng độc đáo của người Mường ở Phù Yên

calendar 08/07/2025 user Đăng bởi: Hà Thu

Lễ hội Mợi được người Mường ở Sơn La tổ chức nhằm tưởng nhớ Tổ Mợi đã xây dựng văn hóa tâm linh. Đồng thời tỏ lòng thành kính tới tổ tiên, vua Mường.

Đồng bào Mường ở Phù Yên có nhiều nét văn hóa đặc sắc từ trang phục, ngôn ngữ tới các lễ hội, điệu múa cổ truyền. Trong đó tiêu biểu là lễ Mợi với nhiều hoạt động thú vị thu hút đông đảo người dân tham gia. Cùng chuyên trang tìm hiểu rõ hơn trong bài viết sau bạn nhé!

Ý nghĩa của lễ hội Mợi?

Lễ hội Mợi được tổ chức vào đầu xuân, với nhiều ý nghĩa quan trọng nhằm tỏ lòng tôn kính tới Tổ Mợi đã có công xây dựng phát triển hoạt động tâm linh. Tạ ơn thần linh, tổ tiên, vua Mường có công có công sinh thành, khai hoang lập nên bản mường.

 

Thầy Mợi cúng mời thần linh, tổ tiên về tham gia lễ hội

Thầy Mợi cúng mời thần linh, tổ tiên về tham gia lễ hội


Cầu mong sức khỏe, mùa màng thuận lợi, gia đình yên ấm đến với mỗi nhà. Ngoài ra, đây cũng là dịp mọi người gặp gỡ, giao lưu văn hóa, trao đổi kinh nghiệm sản xuất. Qua đó nâng cao ý thức gìn giữ, bảo tồn bản sắc dân tộc.

Lễ hội Mợi được tổ chức như thế nào?

Sự kiện diễn ra trong hai ngày bắt đầu từ mùng 2 tháng giêng mỗi năm. Với phần lễ, hội khi riêng biệt lúc lại đan xen nhau. Qua đó, làm cho cuộc vui thêm đa dạng, đặc sắc.

Phần nghi lễ được tổ chức tại nhà thầy Mợi

Thầy Mợi thường tổ chức sự kiện vào cuối năm nếu thấy bản thân, gia đình cùng dân làng mạnh khỏe, mùa màng tươi tốt. Ngày 30 Tết, họ sửa sang lại bàn thờ, sắp xếp đồ Mợi, con cháu giặt phơi khô rồi đặt khăn Mợi vào đúng chỗ.

Sau đó, thông báo cho con nuôi khắp bản mường sức khỏe, thời gian về dự hội. Mỗi người đều chuẩn bị lễ vật đặt trên mâm đan đem về nhà mo mợi.

Tại đây, nhân dân dùng đũa đẩy lõi cây de rừng ra kết thành bông hoa. Sau đó, đem nhuộm màu rồi gắn vào thân tạo nên cây hoa rực rỡ sắc màu.

Chủ tế chuẩn bị 3 khăn có tua mùa vàng, tím, xanh, 1 chuông đồng, quạt giấy cùng một bó hương thơm để nhai. Mâm cúng gồm lợn, gà, xôi 7 màu, nộm rau rừng, bánh nhắp… Tất cả được đồ chín xếp ra từng đĩa dâng mời tổ tiên.

Có tất cả 6 mâm cúng mời tổ tiên cùng thần linh. Cụ thể:

●        Mâm cúng mời Ngọc Hoàng.

●        Mâm cúng mời tổ Mợi.

●        Mâm cúng mời tổ tiên thầy mo.

●        Mâm cúng mời tổ tiên bên nội.

●        Mâm cúng mời tổ tiên bên ngoại.

●        Mâm cúng mời thổ địa.

Đặc biệt phần hội còn có nghi thức bói áo. Người tham gia phải mang một áo và mâm tế gồm chia rượu, gạo, tiền để mo mợi xem áo đoán bệnh tình.

Trong lễ buộc chỉ cổ tay, chủ tế xe dây chỉ nhiều màu lại với nhau rồi đeo vào tay con nuôi. Qua đó, thể hiện mong muốn người ốm mau khỏe, gặp điều tốt lành.

 

Hoạt động văn nghệ trong lễ hội Mợi

Hoạt động văn nghệ trong lễ hội Mợi

 

Các hoạt động trong phần hội Mợi

Khi nghi thức hoàn tất, dân bản cùng nhau tham gia phần lễ hội. Mọi người cùng chơi các trò chơi dân gian tái hiện hoạt động sản xuất, điệu múa truyền thống trong âm thanh hào hùng của tiếng chieng, khèn pí ôi, chuông đồng…

Tại đây, thầy mợi tham gia tổ chức nhiều phần thi thú vị, khuyên bảo thanh niên cần trân trọng, thật lòng trong tình yêu. Đây là dịp để dân bản khẳng định bản thân, trau dồi kinh nghiệm sản xuất, chăn nuôi.

Khi sắp kết thúc phần hội, thầy cúng cảm ơn bà con không quên truyền thống ông cha. Dặn dò con cháu phải đoàn kết cùng xây dựng thôn làng no ấm, yêm vui…

Hội Mợi cần được phục dựng và bảo tồn

Theo thời gian, sự kiên có nguy cơ bị mai một, trước thực tế đó, việc phục dựng, bảo tồn lễ hội là rất cần thiết. Huyện Phù Yên đang tiếp tục tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân xây dựng đề án bảo tồn, giới thiệu nét đẹp truyền thống lễ hội Mợi.

Đồng thời đẩy mạnh việc đưa giá trị văn hóa của hoạt động này thành sản phẩm du lịch. Tôn vinh nghệ nhân có công phổ biến, truyền dạy bản sắc dân tộc.

Như vậy nghi thức không chỉ nhằm tỏ lòng thành kính tới thần linh, tổ tiên mà còn cầu cho mọi người sức khỏe, mùa màng đạt năng suất. Thể hiện khát vọng cuộc sống no ấm, bà con đoàn kết cùng nhau xây dựng cuộc sống ngày một tốt hơn.

Mong rằng bài viết sẽ là trang tài liệu hữu ích cho độc giả về lễ hội Mợi. theo dõi chuyên trang để nhận nhiều thông tin khác bạn nhé!

Theo Timhieuvietnam.vn

5/5 (4 votes)

08 07/25

Lễ hội Kate: Nét văn hóa lâu đời của người dân Ninh Thuận

Lễ hội Kate được đồng bào Chăm ở Ninh Thuận tổ chức nhằm tưởng nhớ các vị thần, cầu mong cuộc sống bình an, mưa gió thuận hòa, nhà nhà bình an, yên ấm.

06 07/25

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam: Tín ngưỡng độc đáo của người An Giang

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam được người dân An Giang tổ chức với nhiều giá trị nhân văn sâu sắc, thể hiện mong ước hướng tới điều tốt đẹp trong cuộc sống của nhân dân.

04 07/25

Lễ hội Pôồn Pôông : Hồn cốt của người Mường tỉnh Thanh Hóa

Lễ hội Pôồn Pôông được người Mường tỉnh Thanh Hóa tổ chức với mong muốn mùa màng bội thu, cuộc sống hạnh phúc, ấm no. Đồng thời tỏ lòng biết ơn đất trời đã cho mưa thuận gió hòa.

02 07/25

Lễ hội Múa Mơi: Nét độc đáo của người Mường tỉnh Yên Bái

Múa Mơi là hoạt động truyền thống của người Mường huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái. Được tổ chức để con cháu tạ ơn tổ tiên phù hộ gặp nhiều may mắn, mọi sự hanh thông.

30 06/25

Lễ hội Mợi: Tín ngưỡng độc đáo của người Mường ở Phù Yên

Lễ hội Mợi được người Mường ở Sơn La tổ chức nhằm tưởng nhớ Tổ Mợi đã xây dựng văn hóa tâm linh. Đồng thời tỏ lòng thành kính tới tổ tiên, vua Mường.

28 06/25

Lễ hội Mạ Mạ Mê: Đậm đà bản sắc dân tộc Khơ Mú

Lễ hội Mạ Mạ Mê được đồng bào Khơ Mú tổ chức hàng năm nhằm tỏ lòng biết ơn tới thần linh, tổ tiên đã che chở, phù hộ cho mùa màng bội thu.

26 06/25

Lễ hội Xên Lẩu Nó: Đậm đà bản sắc dân tộc Thái đen

Lễ hội Xên Lẩu Nó của người Thái đen được tổ chức với mục đích tạ ơn thầy cúng đã chữa bệnh cho dân bản. Đồng thời tạo cơ hội để gặp gỡ giao lưu văn hóa truyền thống.

24 06/25

Lễ cấp sắc: Cột mốc quan trọng với người Dao đỏ

Lễ cấp sắc có ý nghĩa to lớn với mỗi người đàn ông Dao đỏ. Được ví như cột mốc trưởng thành, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, hướng mọi người đến điều thiện.

22 06/25

Lễ hội nhảy lửa: Nét độc đáo của dân tộc Pà Thẻn

Lễ hội nhảy lửa là sự kiện truyền thống lâu đời nhất của đồng bào Pà Thẻn thể hiện sức mạnh, niềm tin chế ngự thiên nhiên của con người.

20 06/25

Lễ hội Gầu Tào: Vẻ đẹp truyền thống dân tộc H’mông

Lễ hội Gầu Tào được dân tộc Mông tổ chức mỗi năm nhằm cảm tạ thần linh, trời đất ban sức khỏe, ấm no, mùa vụ, chăn nuôi đạt năng suất.

18 06/25

Lễ hội Roóng Poọc: Văn hóa đặc sắc của đồng bào Giáy

Lễ hội Roóng Poọc là sự kiện truyền thống của người Giáy thu hút nhiều khách du lịch gần xa. Qua đó, phản ánh sự tôn kính với thần linh, ước nguyện về cuộc sống bình an, gia súc sinh sản tốt.

16 06/25

Lễ hội cầu an bản mường: Nét đặc sắc trong văn hóa vùng Tây Bắc

Lễ hội cầu an bản mường là sự kiện truyền thống của đồng bào dân tộc Thái và Mường. Tổ chức với mục đích tạ ơn thần linh che chở cho dân bản, cầu mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no.

14 06/25

Lễ hội khai hạ: Đậm đà sắc màu văn hóa dân tộc Mường

Lễ hội khai hạ đã có từ lâu đời của dân tộc Mường ở Hòa Bình. Với ý nghĩa thể hiện sự tôn kính tới các vị thần linh, tưởng nhớ người có công lập đất mường, cầu bình an đến với mọi nhà.

12 06/25

Lễ hội cà phê: Đậm đà sắc màu văn hóa Buôn Ma Thuột

Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột là cơ hội để nâng cao giá trị hạt cafe việt, tôn vinh những người lao động với những cống hiến thầm lặng của họ.

10 06/25

Lễ hội bỏ mả: Tín ngưỡng độc đáo của đồng bào Tây Nguyên

Lễ hội bỏ mả được xem như sự kiện độc đáo nhất của Tây Nguyên. Thể hiện tình cảm, sự tiễn đưa của cả gia đình dành cho người quá cố.

08 06/25

Lễ hội đua bò Bảy Núi: Nét đặc trưng của người Khmer ở An Giang

Lễ hội đua bò Bảy Núi là hoạt động truyền thống của người Khmer ở An Giang. Với mục đích thể hiện khát vọng về vụ mùa bội thu, cuộc sống bình an, no đủ.